Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

LUÂN ĐÔN – CÁNH ĐỒNG RƠM BẤT TẬN

LUÂN ĐÔN – CÁNH ĐỒNG RƠM BẤT TẬN Tại sao lại là rơm? Rơm không có diện mạo, dù nhan nhản, đến độ người ta coi nó là tầm thường, đến độ người ta quên. Nhưng không có nghĩa nó không ở đó. Điều này bỗng dung gây một liên tưởng lạ lùng về thành Luân Đôn, nơi tập trung 70% dân số “rơm” toàn Anh quốc (412.000 trên 648.000 số liệu 2007), có lẽ cũng giống như cách đây hơn nửa thập kỷ là cách mà Nguyễn Ngọc Tư yêu cái bao la rợn ngợp của những đồng lúa, ụ rơm ở miền Tây Việt Nam xa xôi mà khắc họa lại những mảnh đời nhỏ bé, nổi trôi trong quyển tiểu thuyết nổi tiếng Cánh Đồng Bất Tận. Ai là Người Rơm? Đối tượng rộng lớn đươc đề cập trong ngữ cảnh bao gồm từ dân nhập cư bất hợp pháp, thường trú nhân bất hợp pháp, thường trú nhân làm việc trái quy định thị thực, tị nạn chính trị. Các con số cũng “rơm” (tạm chưa nghĩ ra tính từ thích hợp hơn), vì chưa có gì chính thức, nhiều đấy nhưng rất dễ lẫn khuất, là bỏ quên, là “guesstimation”. Trẻ con rơm, nghe sao mà thương, nhưng cũng được liệt trong dạng thường trú nhân bất hợp pháp vì có cha mẹ là người rơm. Vậy được và mất gì với bài toán nhân quyền, xã hội, chính trị và “thời đại” này? Trước và trên hết là ích lợi cho nền kinh tế bản địa. Thu nhập có cơ hội tăng từ việc có giấy tờ chính thống, pháp luật bảo vệ, nguồn thu mới từ lực lượng lao động này, góp vào đầu ra thêm 3 tỉ bảng Anh mỗi năm (0.2%GDP Anh Quốc). Tận dụng năng suất lao động của nguồn nhân công dồi dào, trọng dụng tinh hoa chất xám từ cộng đồng đa dạng sắc tộc này. Theo mạch suy nghĩ trên, một cá nhân sẽ tăng 15% tổng thu nhập cá nhân (£1450/năm cho người lao động thường) góp vào £846 triệu bảng cho quỹ thuế. Tuy nhiên trước cái “được” đó, cái hoa lợi đó phải bảo toàn, cân đối được những chi phí tưởng như không tên nhưng sức mạnh cộng hưởng là nặng nề: nhà ở, phúc lợi an sinh xã hội cho lượng công dân mới từ già tới trẻ, phí hành chính, trong đó phí cho dịch vụ công vào khoảng £40 triệu bảng và tổng số còn lại làm tròn con số £1 tỉ bảng/năm. Trong khoảng chi phí cho dịch vụ công, con số thật có lẽ không đáng gây giật mình như ước tính bởi lẽ, Người Rơm dù được thừa nhận hay chưa, cũng đã và đang là một phần tử của cuộc sống hàng ngày và sử dụng những dịch vụ như thư tín, phương tiện công cộng, cơ sở hạ tầng, khuôn viên, quy hoạch… thậm chí dịch vụ đặc biệt như cấp cứu còn có thể giảm tải do lượng công dân có giấy tờ sẽ giảm thiểu trở thành nạn nhân của những vụ phạm tội hoặc chậm trễ về y tế do e ngại vấn đề nhân thân. 2 con số về y tế và nhà ở có lẽ nhận được tranh cãi nhiều hơn. NHS thống kê ngược lại luận điểm Người Rơm với giấy tờ sẽ cắt giảm chi phí thước thang hơn, mà cho rằng những chi phí không thể tránh của dịch vụ thai sản, chăm sóc ung thư, A&E cũng cao hơn chi phí GPs nhiều. Tổng chi phí cho nhà ở tạm thời sẽ đóng băng cho đến khi NR được cấp quyền định cư vĩnh viễn (ILR), người bi quan cho rằng chi phí này sẽ càng tăng với lượng người đủ chuẩn nhập tịch ngày càng nhiều, để đáp ứng nhu cầu cho những hộ dân có thu nhập mức dưới trung bình, vô gia cư hoặc giải quyết danh sách chờ dài dằng dặc cho việc phân/cấp nhà ở công. Về lâu dài chi phí cho những việc này, bao gồm phí quản trị sẽ rất đáng kể. Sau khi nhận được những hỗ trợ trên, đương nhiên chất lượng cuộc sống được gia tăng cho cá nhân NR và cộng đồng quanh họ. Thái độ hợp tác với nhân viên công vụ, ý thức chấp hành luật lệ và tỉ lệ phạm tội hoặc tai nạn lao động do không được bảo hộ được kỳ vọng sẽ theo đó giảm đi. Chi phí hành chính giảm bớt đặc biệt là với Cục biên phòng trong công tác rà soát, sự thụ hưởng chung của cộng đồng từ những đóng góp phong phú của NR nếu không muốn nói sự bỏ qua này nếu có, là thiệt thòi đáng kể. Sau khi cung cấp câu trả lời thì một câu hỏi nảy sinh là liệu chính sách này đang để ngỏ cửa cho các trường hợp nhập cư lậu? Các tài liệu cung cấp dẫn chứng và bài học kinh nghiệm phần nhiều nêu trường hợp người Mexico sang Mỹ, tuy nhiên các liên tưởng về tình hình thực tế với nước Anh lại có vẻ không đúng. Nói đúng và công bằng hơn đây là dũng khí nhìn thẳng vào một vấn đề nhạy cảm và đưa ra hướng giải quyết khi khó tránh được đường vòng. Cũng không nhằm làm khó Cục biên phòng do địa thế nước Anh độc lập và tránh được trường hợp nhập cư xuyên biên giới “qua lưới thưa” dễ dàng như các nước lục đại chia sẻ nhiều mặt biên giới với nhau. Tuy vậy, ngay cả khi cân đo đong đếm được-mất trên rất nhiều khía cạnh, “Path to Citizenship” vẫn chỉ mới là 1 công cụ chưa vẹn toàn, chưa thể bầu chủ, bao hàm công bằng cho NR với 4 “Tier” khô khan và gắt gao với những yêu cầu về kỹ năng, bằng cấp và đặc biệt là tiếng Anh mà NR rất cần nhưng chưa được tiếp cận đủ. Cũng cần lưu ý rằng những khu vực lao động không đòi hỏi trình độ cao, vẫn luôn được ưu tiên cho công dân các nước khối EU. Một khi tình trạng giấy tờ vẫn không được hoàn chỉnh dưới sự hỗ trợ của chính sách mới, khó tránh NR cảm thấy bị gạt ra lề hơn nặng nề hơn trước. Vậy thì câu hỏi không phải có nên đồng ý bắt tay vào thử thách hay không, mà là 1 sự khẳng định đã có 1 cuộc hội thoại kéo dài, đã có nhiều tôn trọng, nhìn nhận từ phía nhà chính sách với rất nhiều dữ kiện sinh động tác động tích cực hơn đến những thái độ và hành động cần có trong cuộc chiến thầm lặng nhưng kéo dài này. Ngoài việc đợi chờ và hy vọng, NR cần lắm những tiếng nói nhân quyền tha thiết bảo hộ cho họ, để tác động lan xa hơn nữa. Những bài viết tiếp theo cung cấp thêm cái nhìn và bài học kinh nghiệm quốc tế về nhập cư không giấy tờ (NR), xét những mặt hại chắc chắn từ việc không có hành động giúp NR và những tranh cãi về nhân quyền xung quanh việc đối xử với các trường hợp NR.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét