Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

ĐỂ NGƯỜI RƠM TỰ BƯỚC RA KHỎI BÓNG TỐI?

ĐỂ NGƯỜI RƠM TỰ BƯỚC RA KHỎI BÓNG TỐI? Ý nghĩa đằng sau đề xuất sáng tạo này của Viện Chính sách Nhập cư là trao một công cụ hữu hiệu để Người Rơm (NR) tự cất tiếng nói một cách thực tế nhất, bầu chủ cách riêng cho quyền lợi của chính mình. Khi tất cả những con số thuộc về NR đều dừng ở dạng ước tính, giả định, ngoài những dạng thường trú nhân đã liệt kê ở bài trước, còn một con số đáng kể về những hồ sơ đang chờ duyệt tị nạn, đã bị từ chối cho tị nạn nhưng vẫn nằm trong diện được bảo hộ nhân quyền, hoặc những hồ sơ đã bị từ chối hẳn hồ sơ, đã được cấp thị thực tạm thời trong thời hạn buộc rời Anh quốc nhưng vẫn chưa rời hẳn – thì việc có một chính sách giúp Chính phủ có được con số thật hơn về NR lúc nào cũng được mòn mỏi mong chờ. Bản đề cử chính sách này giúp cởi mở hơn những động lực hành vi, nguyện vọng và nhất là cho NR có cơ hội thể hiện sự mong muốn hòa nhập và đóng góp cho cộng đồng. Về căn bản, chính sách này gồm 3 giai đoạn cho NR theo đuổi, được thiết kế bám sát tình trạng thực tế của NR và đối chiếu trên những đề xuất chưa mang lại hiệu quả cao từ chính sách “đề nghị” hiện tại của đảng Liberal Democrat, ví dụ như khoảng thời gian cư trú tối thiểu để “đăng ký” - 10 năm - là quá dài (dù thực tại là 14 năm), chính sách chưa phản ánh được hành vi và động lực của NR, không cho thấy được mong muốn hòa nhập của họ, chính sách có thể lại đi vào vết xe đổ của những chính sách hiện hữu và quan trọng nhất, từ lý do này, chính sách mới của Viện Chính sách Nhập cư mong muốn tối đa được số lượng NR có đủ điều kiện đăng ký giấy tờ, do đó trao cho họ chìa khóa tự mở cửa bước ra khỏi vùng tối. Sau khi hoàn tất thủ tục cho giai đoạn 1, với yêu cầu rất thoáng về thời gian cư trú – 3 tháng – NR có thể tiến tới giai đoạn 2, tích lũy điểm trong vòng 5 năm từ các mặt của đời sống: được cấp số Bảo hiểm cá nhân và ổn định công việc, đóng thuế, chứng tỏ trình độ tiếng Anh hàng ngày để hòa nhập, tham gia 1 số dịch vụ công ích tự chọn, có ràng buộc tình cảm (ví dụ con cái) ở Anh quốc, sẵn lòng sống và làm việc tại các khu vực cần nhân lực của đất nước, có thái độ tôn trọng pháp luật và tuyệt đối không có tiền sử phạm tội. Trong mỗi năm, ngoài thuế, NR sẽ đóng phí 1000 bảng Anh cho các chi phí quản lý, thụ lý hồ sơ và các hỗ trợ hòa nhập cộng đồng. Sau 5 năm, NR bước vào giai đoạn cuối của hồ sơ để nhận quyết định được thị thực hay không, với yêu cầu là 75% để đậu, qua đó phản ánh được nguyện vọng và quyết tâm của NR trong nỗ lực hòa nhập. Những điểm sáng trong chính sách này là cung cấp con số NR sát thực tế nhất có thể, giúp Chính phủ giảm bớt lượng người nước ngoài không được quản lý, giảm tình trạng cố ý làm trái Luật Lao động trong các cơ sở kinh doanh thuê NR, tạo cơ hội cho NR có việc làm được trả lương tốt hơn và được bảo vệ hơn, chi phí trong 5 năm theo “giấy tờ” mà NR đóng sẽ trấn an những lo lắng về tài chính đồng thời rất có lý do để chính quyền địa phương vào cuộc giúp đỡ, tất cả những số liệu được công khai do đó tránh bị làm giả, ngoài ra giúp cho quá trình trục xuất (nếu có) diễn ra dễ dàng và bớt chi phí hơn. Chính sách này cũng là đòn bẩy tích cực đến những hành vi tốt của người công dân mới để đóng góp cho kinh tế và xã hội, “chọn lọc” rất tốt những công dân mới tiềm năng của đất nước – nói cách khác, NR trong trường hợp này hoàn toàn ở vào vị trí có thể tự hành động vì lợi ích của chính họ. Trong những năm gần đây, các ứng cử viên ghế Thị trưởng Luân Đôn đều tỏ ra hào hứng và ủng hộ chương trình này, hơn thế, các đề xuất dành cho sự “tự hội nhập cộng đồng” của NR đã được ký ủng hộ bởi 93 thành viên Quốc hội, 72 trong số đó từ đảng Lao động, bao gồm Jon Cruddas và Keith Vaz, Chairman của Home Affairs Select Committee. Đó là chưa kể sự ủng hộ sát sao của đảng Lib Dem, ảnh hưởng từ các tổ chức cộng đồng vẫn âm thầm hoạt động vì lợi ích của NR. Với một nền dân chủ lâu đời như Anh quốc, nếu những vấn đề về trục xuất hoặc mang lên bàn cân những lợi-hại từ NR sẽ chỉ mang lại sự đau đầu cùng những vấn nạn không mong muốn như nạn buôn người, tội phạm từ những “vùng tối” và bất ổn xã hội khi Chính phủ không thể hiểu rõ thành phần xã hội của chính đất nước họ nữa, thì những chính sách như thế này quả là một phương án hoàn toàn đáng cân nhắc đưa vào nghị trình nghiêm túc và lâu dài hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét