Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2009

Bat nguoi rom

http://www.nwemail.co.uk/news/barrow/border_raiders_1_558966?referrerPath=news/

Cac ban dich tiep bai nay cho so sau, them phan phu luc cach nao de duoc tha sau khi bi bat

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2009

Loi ich cua Internet

Internet là chìa khóa mở cửa cho Người Rơm chúng ta vào nhiều thế giới mới, trong đó có chuyện vận động để đòi quyền được cấp giáy tờ lao động hợp pháp. Bên cạnh đó, Internet cũng sẽ là nhịp cầu nối kết các bạn Người Rơm với nhau, với người Việt ở nhiều nước khác trên thế giới. Một trong số các trang mạng chúng ta có thể vào xem là http://www.nguoibanduong.net/ trang nhà của Hội văn học nghệ thuật Việt nam tại Liên Bang Nga, rất nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn hay của những người cùng cảnh ngộ. Người Việt ở Hungary cũng có trang mạng ở địa chỉ http://www.nhipcauthegioi.hu/ với nhiều tin tức cần thiết cho người Việt sống ở nước ngoài. Và tất nhiên, không thể không nhắc đến trang mạng nguoiromuk.blogspot.com của chúng ta.

Lan - Câu chuyện sang Tây
Một trong những truyện ngắn được đăng trên trang mạng này là của nhà văn Do.honza, có đoạn kể về những ngày đầu trên đất khách quê người của một cô gái Người Rơm:

Mặt đỏ bừng ông càng hưng phấn, tay chân ông hoạt động loạn xạ. Vì quá bất ngờ Lan không còn biết phải làm gì nữa, cô càng đẩy ra thì càng làm ông máu hơn. Xoảng, cả hai túi đồ từ trên tay Lan rớt xuống nền nhà, chắc lọ dưa chuột ngâm hay chai bia nào vỡ. Lan càng hoảng hơn cố gỡ ra khỏi vòng tay ông Long để thu dọn lại. Ông Long bỗng quát lên: Cô cứ để đó, cởi quần áo ra!
Lan bủn rủn cả người, cuộc đời thật là chớ trêu. Còn gì trên đời này mà cô không nếm trải qua đâu. Kể từ khi lên máy bay sang Liên Xô tới giờ cô đã chấp nhận bao đoạn trường; nhân phẩm, danh dự, lòng tự trọng của con người chẳng là cái gì trong cái nền kinh tế thị trường khốc liệt này. Mua và bán; thuận mua vừa bán, miễn là không ăn quỵt của nhau là ổn. Bí quá thì lừa đảo, chấn lột, cướp giật. Đi theo ông Long, cô hiểu rất rõ mình sẽ phải làm gì, có gì và mất gì. Cô can tâm và chấp thuận quyết định điều đó.
Vậy mà sao lại thế này ? Cô muốn gì ? Sự trong sáng ư ? Tình yêu lãng mạn ư ?
Không có đâu. Cô chỉ dám xin một chút ít thời gian để mọi việc xảy ra tự nhiên, tự nguyện và không thô bạo thôi.
Lan nhìn thẳng vào ông Long với con mắt khẩn cầu: “Anh cho em chút ít thời gian đi, dù sao thì anh em mình cũng nên biết về nhau hơn một chút. Em sẽ ở đây với anh mà”. Câu cuối cùng cô nói rất nhẹ nhàng như muốn gửi một thông điệp thay cho lời chấp thuận và tuân thủ của mình.Nhưng lúc nay ông Long đã không còn đủ sáng suốt để hiểu và cảm nhận lời cầu xin của Lan. Máu trong người ông đang sôi lên, con thú trong ông gầm lên giận dữ, ông muốn chinh phục, ông phải chinh phục, con mồi này là của ông, ông phải ăn sống nuốt tươi nó ngay lúc này, ngay tại đây, tại nhà của ông. Ông dằn giọng: “Cởi quần, áo ra !”.


Quyên - Câu chuyện một người vượt biên
Gần đây tại Việt Nam cũng đang ồn ào dư luận quanh quyển tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Văn Thọ, được NXB hội nhà văn xuất bản năm 2009, mà một đoạn trong bài giới thiệu trên báo Thanh Niên viết như sau:

Hơn 440 trang viết như những thước phim quay chậm. Ngôn ngữ tiểu thuyết đậm chất điện ảnh và có tính phóng sự của Quyên cho thấy Nguyễn Văn Thọ là một tay bút khá già dặn trong bố cục. Không có gì mới về mặt nghệ thuật nhưng lối dẫn chuyện khá hấp dẫn, bởi đầy ắp chi tiết đời sống và hơi thở đắng cay, lãng mạn của hiện thực. Quyên, một cô gái có học, trẻ đẹp theo chồng vượt biên từ Nga sang Đức. Vợ chồng lạc nhau, cô bị Hùng - một kẻ làm nghề dẫn đường cưỡng hiếp và buộc phải sống cùng anh ta 8 tháng tại một căn nhà tạm bợ trong rừng biên giới. Quyên có thai. Đến lúc ấy, Hùng mới cảm thấy thật sự yêu thương Quyên, đưa cô vượt biên sang Đức để sinh con và tìm chồng. Nhưng Hùng gặp tai nạn ô tô khi cố đánh lạc hướng xe cảnh sát, để Quyên lên xe của một người bạn vượt biên. Quyên gặp lại chồng, nhưng bị chồng ruồng rẫy trong lúc sinh con, cô bế tắc toan tự sát, may sao lại được Kumar, một người tị nạn cùng trại, cứu thoát. Họ sống với nhau như vợ chồng trong một quán ăn nhỏ. Sau đó, nghe tin Hùng sắp chết và muốn được gặp mặt con, Quyên đã mang con tới gặp Hùng lần cuối trước khi anh lìa đời. Quyên đã mang tro cốt của Hùng về nước trong khi Kumar lại đi tìm cô...

Mới chỉ đi chặng đầu tiên từ Việt Nam sang một nước châu Âu mà đã có bao nhiêu câu chuyện làm xúc động người đọc, chắc chắn những Người Rơm Anh quốc với ít nhất là hai chặng đường vượt biên sẽ còn có thêm nhiều câu chuyện xúc động khác muốn chia sẻ. Bạn hãy nhờ bạn bè chỉ cách sử dụng email, rồi kể câu chuyện của mình qua email gửi cho BBT vào địa chỉ nguoiromuk@yahoo.co.uk, chúng tôi sẽ giúp bạn chỉnh sửa lại thành một câu chuyện văn học để chia sẻ trên trang báo của chúng ta.

Loi mo dau cho so bao thu 2

BBT: Trong tháng trước, nghị viên Vũ Khánh Thành đã cùng đạo diễn Lê Hải viết thư cho nhiều nơi đề nghị mau chóng ra quyết định ân xá cho Người Rơm. Đại diện của ban biên tập cũng đã tham gia cuộc tuần hành của hội StrangersIntoCitizen tại quảng trường Trafalgar Square ngay giữa trung tâm Luân Đôn để yêu cầu các cấp chính quyền mau chóng có quyết định cấp giấy phép lao động và tiến đến cấp quyền định cư cho những Người Rơm nào có thời gian dài sống và không vi phạm pháp luật ở nước Anh. Câu chuyện Người Rơm Việt Nam đang được các nghị sĩ quốc hội Anh bắt đầu quan tâm chia sẻ và đang được thêm nhiều người tiếp sức. Chiến dịch vận động chính phủ Anh quốc ra luật ân xá cho Người Rơm đang tiếp tục đạt được những bước tiến khả quan dù đây là một quá trình rất khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức từ rất nhiều người, trong đó có chính những đóng góp và nỗ lực bản thân của mỗi Người Rơm chúng ta. Khi có quyết định ân xá chúng ta phải giúp nhau lập hồ sơ, xác nhận danh tính, đạo đức, có tham gia các hoạt động công dân và đóng góp phát triển xã hội. Đó là điều mà mỗi Người Rơm phải cân nhắc và dự liệu trước. Số báo này đến được tay các bạn cũng là nhờ công sức rất lớn của các cộng tác viên, và tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm. Một số ý kiến độc giả đề nghị tăng trang và chúng tôi cũng có đủ lượng bài dịch để in nhiều trang, nhưng khó khăn hàng đầu vẫn là tiền in, vì chi phí in ấn cho mỗi số báo như thế này là 500 bảng, trong khi ban biên tập chỉ có thể đóng góp công sức và thời gian chứ không thể hàng tháng bỏ ra số tiền quá lớn như vậy để in báo. Bên cạnh đó, mục tiêu của tờ báo là cung cấp các thông tin cần thiết đến cho các bạn Người Rơm cùng cảnh ngộ, cho nên các câu hỏi, yêu cầu và thắc mắc của bạn gởi về cho BBT sẽ giúp các số báo sau phong phú và nội dung cập nhật hơn.

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2009

Bat cong ty thue nguoi rom

http://www.ealinggazette.co.uk/ealing-news/local-ealing-news/2009/05/13/second-raid-on-firm-by-border-agency-64767-23615295/
Cac ban giup them cho bai nay nua, va nho phan ghi chu ve Ask a Lawyer Online

The chung minh cho nguoi nuoc ngoai

http://www.ukba.homeoffice.gov.uk/managingborders/idcardsforforeignnationals/
Cac ban giup dich tiep bai nay.


Tìm hiểu luật pháp Anh
Thẻ ID cho người nước ngoài
Cục biên giới Anh quốc có tên tiếng Anh là UK Border Agency, là một cơ quan trực thuộc Bộ nội vụ - Home Office. Họ có trang nhà ở địa chỉ http://www.bia.homeoffice.gov.uk/, cũng là nơi có sẵn đủ mọi mẫu đơn cho các loại giấy tờ có liên quan đến biên giới nước Anh. Từ hồ sơ cấp visa hay xin tị nạn cho đến hướng dẫn thủ tục cấp thẻ định cư, nhập quốc tịch...
Gần đây cơ quan này có qui định yêu cầu người nước ngoài phải có thẻ ID. Hiện họ đã áp dụng một phần từ ngày 25.11.2008 đối với công dân các nước châu Âu (EEA và Thụy Sĩ) và mở rộng ra cho nhiều đối tượng từ ngày 31.5.2009, sẽ tiếp tục thi hành cho số người nước ngoài tồn đọng trong vòng ba năm và sẽ đạt chỉ tiêu 90% người nước ngoài có thẻ ID vào năm 2015. Mẫu thẻ như dưới đây:


Mặt sau của thẻ là con chip điện tử lưu giữ thông tin biometrics về người mang thẻ, trong đó có dấu vân tay. Các thông tin này sẽ do các chi nhánh ở Croydon, Sheffield, Liverpool, Solihull, Cardiff, Glasgow và Amagh thực hiện. Người được cấp thẻ đồng thời cũng sẽ được dán một sticker vào hộ chiếu của mình. Hồ sơ xin cấp thẻ có sẵn trên trang nhà của UK Border Agency như địa chỉ đã giới thiệu. Theo qui định mới thì khi ra khỏi nước Anh, người nước ngoài phải trình thẻ cùng với hộ chiếu với biên phòng cửa khẩu. Khi quay lại, bên cạnh hộ chiếu và visa trên hộ chiếu, người nhập cư cũng phải trình thẻ ID này. Luật thẻ ID không áp dụng cho những ai xin visa nhập cảnh nước Anh không quá 6 tháng.

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2009

Strangers into Citizens

http://www.strangersintocitizens.org.uk/
To chuc vua tuan hanh ngay 4.5 vua roi de len tieng giup cho Nguoi Rom

Theo ước tính năm 2009 của cơ quan kiểm toán National Audit Office thì chi phí để trục xuất một người rơm ra khỏi nước Anh là 12.500 bảng. Một trong những tổ chức mạnh nhất hiện nay trong việc vận động cho phép Người Rơm ở lại là Strangers Into Citizens có trang mạng ở địa chỉ http://www.strangersintocitizens.org.uk/. Báo Người Rơm cũng đang nằm trong danh sách liên minh này, với nhiều hoạt động ủng hộ cả về vật chất, tinh thần lẫn sức người.

Trọng điểm của cuộc vận động là chính sách Ân Xá theo xét duyệt, giống như một số nước châu Âu từng làm, như Tây Ban Nha, Ý, Hi Lạp và Hà Lan. Chúng tôi tin bây giờ đến lượt UK. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và đối thủ của ông trước đó John McCain đều ủng hộ quan điểm Ân Xá.

Chúng tôi muốn những ai đã sống trên đất Anh ít nhất là 4 năm thì nên được tạo điều kiện thử thách trong vòng 2 năm để nộp đơn xin quyền định cư - Leave to Remain. Trong hai năm đó họ có quyền làm việc, và đóng thuế để thực hiện trách nhiệm với xã hội và nền kinh tế. Sau hai năm đó, với kết quả thi hoặc học tiếng Anh đủ trình độ quy định, có nơi làm việc và có một nhóm cộng đồng như chúng tôi xác nhận đạo đức tốt, viết thư giới thiệu, thì họ sẽ đủ điều kiện để nhận Thẻ định cư.

Tiep tuc tranh luan chuyen Nguoi Rom

http://my.telegraph.co.uk/cheeky-monkey/blog/2009/05/04/as_illegal_immigrants_rally_in_london_to_demand_their_right_to_break_british_law_new_report_reveals_1_trillion_cost_of_amnesty
Cau chuyen Nguoi Rom tiep tuc nong tren chinh truong nuoc Anh, bai dang duoc dich