Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2010

Du luat Di Tru

Cuộc tranh luật về dự luật di trú vào tháng Sáu năm 2009, cần dịch để giúp người rơm hiểu rõ hơn về các bàn cãi ở quốc hội Anh và những nghị sĩ và quan chức có liên quan.
http://www.chrisgrayling.net/speech/200906-imigration.htm

Dự luật về Biên giới, Quyền công dân và Di trú

BBT: Ngày 2.6.2009 Bộ nội vụ trong chính phủ Lao Động đã đưa ra một dự luật về xuất nhập cảnh nhưng vấp phải sự phản đối của đảng Bảo Thủ. Trích đoạn cuộc tranh luận ở Hạ viện được trình bày trong số báo này nhằm giúp các bạn người rơm hiểu rõ hơn về các cuộc tranh luận hiện tại ở Anh và một vài nét chính trong quan điểm của các đảng. Ở Hạ viện thì hai phe ngồi vào hai hàng ghế, gọi là cánh tả - bên trái, tập trung nhiều nghị sĩ của đảng Lao Động và cánh hữu - bên phải, tập trung nhiều nghị sĩ của đảng Bảo Thủ. Họ không tranh cãi trực tiếp, mà làm như đang nói chuyện với vị chủ tịch quốc hội - Speaker, và tranh luận gián tiếp với người vừa phát biểu, gọi là Bạn danh dự - honorary Friend nếu là người cùng đảng, cùng phe, hoặc là Ngài danh dự - honorary Gentelman nếu là phe khác. Cuộc tranh luận này do nghị sĩ đảng Bảo thủ khởi xướng - ông này giữ vai trò đối lập với bộ trưởng nội vụ - Shadow Home Secretary.

Chris Grayling: Có lẽ tôi cần phải bắt đầu bằng việc ghi nhận người phụ nữ đầu tiên làm bộ trưởng nội vụ của nước Anh. [...] Hệ thống di trú của Anh đã khủng khoảng suốt 10 năm rồi, với 8 dự luật mà Chính phủ cuối cùng vẫn chẳng có giải pháp nào. Tệ hơn là họ còn không đủ khả năng đưa ra sáng kiến riêng để giải quyết vấn đề mà họ đang phải đối mặt. Làm sao chúng ta biết? Đơn giản là hè vừa rồi họ đưa ra bản thảo dự luật với một số ý tưởng, mà đa số chỉ là khởi đầu, trên sơ đồ. Đó là lý do tại sao Bộ trưởng nội vụ trưa nay chẳng có gì mấy để nói về dự luật. Chúng ta đã nghe rất nhiều về các vấn đề di dân, nhưng vô cùng ít về bộ luật. [...]

Rob Marris: Tôi xin phép hỏi quí ngài vừa nói cùng câu hỏi mà tôi đã hỏi quí bạn Bộ trưởng nội vụ ngồi bên phải tôi. Tính ra 80% di dân vào Anh là cư dân của các nước thành viên EU khác, vậy quí ngày có nghĩ rằng chính phủ Anh cần xét lại qui định tự do sinh sống và làm việc áp dụng chung cho EU?

Chirs Grayling: Như quí ngài đã biết, chúng ta luôn bàn cãi về thủ tục di chuyển cho các nước thành viên mới. Và chính phủ này chứ không phải chúng tôi đã ra quyết định không ban bố qui định chuyển đổi đó, không như các nước châu Âu khác. Chúng tôi chắc chắn sẽ đưa ra cho các nước thành viên mới. Và đối với các di dân hiện tại từ đông Âu, tuy nhiên, là kết quả của quyết định do các bộ trưởng của chính phủ này đưa ra cách đây 4 hay 5 năm, cho nên đó là con tàu đã rời bến.

Rob Marris: Quí ngài vừa rồi đã hiểu sai câi hỏi của tôi. Tôi không nói về thỏa thuận chuyển đổi. Thay vào đó, tôi nói về một trong số các điểm cơ bản của cơ cấu EU, là tự do di chuyển lao động. Tôi nghĩ đây là lúc nhìn lại vấn đề đó một lần nữa, không biết quí ngày có đồng ý hay không?

Chris Grayling: Không. Tôi không nghĩ chúng ta sẽ nhìn lại vào qui định tự do di chuyển lao động ở châu Âu. [...] Chúng tôi từ lâu đã đòi phải đặt ra con số người đến từ bên ngoài EU vào nước này. [...]

John Gummer: Không biết quí bạn có giúp tôi hay không, giải thích với Hạ viện tại sao lại phải đặt ra giới hạn về số người đến từ ngoài EU sẽ là một con số nhất định, do chính phủ qui định với con số người trong một năm, trong khi con số người được nhập quốc tịch lại không phải là một con số nhất định?

Chris Grayling: Quí bạn của tôi vừa đưa ra vấn đề tự nó trả lời. Chúng ta có chính phủ khắp mọi chốn trong chính sách và lời nói, tạo ra một hệ thống hỗn loạn, không logic và quản lý yếu kém.

Mr Swayne: Không biết quí bạn có quan tâm đến chuyện là sau khi thông báo chính sách mới về nhập quốc tịch, bộ trưởng nội vụ từ chối một cách vô lý về chuyện lấy không dưới ba can thiệp từ hướng của bà, bất kể đưa ra phát biểu khá ngắn về cuộc tranh luận trong lần đọc thứ hai?

Chris Grayling: Quí bạn của tôi nói đúng, và tôi nghi rằng bộ trưởng nội vụ tiếp theo không muốn chấp nhận chính sách như hiện nay khi bà bộ trưởng này rời khỏi chức vụ. Thực tế rất rõ ràng. Di dân vào đất nước này tăng năm lầm kể từ sau ngày chính phủ này lên cầm quyền. Cách đây 10 năm con số người nhập cư vào Anh thấp hơn 50.000 người mỗi năm, đến 2007, con số đó tăng lên thành gần 250.000. Thêm vào đó, chính phủ nhận rằng có hơn 500.000 di dân bất hợp pháp trên đất Anh. Dân số nước Anh dự kiến sẽ lên đến 71 triệu vào năm 2031, với một nửa phát triển trực tiếp từ số di dân mới. Các dịch vụ công cộng đơn giản là không thể đáp ứng nổi với sự thay đổi không định trước đó trong những năm qua. Cảnh sát gặp vất vả với chi phí của dịch vụ phiên dịch. Trường học ở các nơi có di dân cao đối mặt với các thách thức là số lớn học sinh không có tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ. Các cơ quan y tế gặp khó khăn đối phó với nhu cầu gia tăng của những người mới đến. Và các bộ trưởng có vẻ như không biết phải làm gì với vấn đề này. [...]

Pete Wishart: Như quí ngài sẽ biết, ở Scotland chúng tôi gặp vấn đề giảm dân số, chứ không phải tăng. Tôi từng nghe ông ấy nói về giới hạn do đảng Bảo thủ đưa ra, vậy thì giới hạn nào sẽ được áp dụng cho Scotland?

Chris Grayling: Chúng ta sẽ có giới hạn cho toàn nước Anh. Chúng tôi không đi đến chỗ là có hệ thống di trú dành riêng cho Scotland. Tôi không hề nghi ngờ là quí ngài sẽ làm hết sức để quảng bá Scotland như là nơi để sống, làm việc và đầu tư, và đúng là như vậy. Mặc dù các bộ trưởng đã nói rất nhiều, tôi lắng nghe với sự kinh ngạc khi bộ trưởng nội vụ nói về biên giới và tuần tra biên giới - họ thất bại trong việc kiểm soát biên giới một cách đàng hoàng. Chúng ta biết con số người bị trục xuất khỏi nước Anh đang giảm và ngay cả các bộ trưởng có thêm thông tin về di dân bất hợp pháp, họ không làm được gì. Tôi tiếp tục đặt câu hỏi về chuyện hàng ngàn di dân bất hợp pháp được lộ ra cách đây 18 tháng được nhận vào làm việc trong ngành an ninh. [...] Đáng ngại hưn là lần cuối cùng tôi đưa vấn đề này ra thì các bộ trưởng không biết là chuyện gì đã xảy ra với những người đó và họ đi đâu sau khi lộ chuyện.

Jeremy Corbyn: Quí ngài sẽ biết được là có những người trên đất nước chúng ta đã sống ở đây khá lâu rồi, làm những việc mà chả ai khác muốn làm và sống rất nghèo khổ. Nhiều người, trong đó có tôi và một số đảng viên của đảng ông ấy, bao gồm thị trưởng London, ủng hộ phong trào "Strangers into Citizens" đối xử với những người đó một cách tử tế hơn, hợp pháp hóa cho họ và bảo đảm là họ có thể sống an toàn trong xã hội chúng ta. Không biết quí ngài có nghĩ rằng, với tất cả tình cảm của ông ấy, rằng cần phải nói một vài lời về họ hay không?

Chris Grayling: Có nhiều người sống và làm việc trên đất nước này. [...] Tôi không ủng hộ các bước cho phép những người sống ở đây bất hợp pháp được hợp pháp hóa tình trạng của họ và ở lại. [...]

Redwood: Không biết quí bạn của tôi có đồng ý rằng một trong số các vấn đề là quá nhiều tiền của chạy vào chỗ vô ích? Chúng ta thường không có đủ nhân viên ở Heathrow và các cảng nhập cảnh chính để xử lý nhã nhặn và nhanh chóng với tất cả những ai hợp pháp và có các bước cần thiết để dẹp những ai không nên vào. Đây liệu có phải là vấn đề đặt sai nguồn lực và quản lý yếu kém?

Chris Grayling: Quí bạn bên cánh hữu của tôi hoàn toàn đúng về quản lý yếu kém. Tôi sẽ nói về chính sách biên giới của chúng tôi lát nữa đây, vì đó là một trong số các khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống. [...] Tôi từng nói chuyện với cảnh sát ở cảng của chúng ta trong các khu vực mà họ kiểm tra điểm vào đất nước, và họ thường xuyên phải cân bằng giữa cảnh sát địa phương và tuần tra cảng. Một cảnh sát từ cảng nên tuần tra trung tâm thị trấn vào đêm thứ Sáu và thứ Bảy hơn là kiểm tra cảng, không đủ.

Albert Owen: Quí ngài nói rằng ông ấy đã ra các cảng, nhưng tôi không biết ông ấy có đến cảng Holyhead ở địa bàn bầu cử của tôi hay không. Tôi ra đó thường xuyên và hệ thống làm việc tốt. Quí ngày đang nói về các cảnh sát khu vực than phiền về cắt giảm nhân sự, nhưng trong các cảnh có các lực lượng chống khủng bố, hợp tác chặt với cảnh sát và Border agency. Không biết ông ấy có xem, hay chỉ nghe nói?

Chris Grayling: [...] Đảng Bảo Thủ tin rằng chúng ta cần có lực lượng cảnh sát biên giới riêng biệt. [...] Phần hai của dự luật nói đến thủ tục quyền công dân. Chúng ta vừa nghe thấy sự hỗn loạn trong chính sách của chính phủ về chuyện này. Chúng ta vừa định thay đổi đã lại nghe thêm các thay đổi sẽ được áp dụng "trước mùa hè", theo bộ trưởng nội vụ. [...]

Keith Vaz: Khi ủy ban về nội vụ cân nhắc đề tài này, chúng tôi đã tính đến chuyện không có danh sách những hoạt động không chấp nhận người ta làm. Nhiều di dân mới dành thời gian cho các mối quan hệ không chính thức và tham gia các quan hệ không chính thức, mà không thể ra qui định [...]

Chris Grayling: Chủ tịch ủy ban nội vụ đặt ra vấn đề rất đúng. Tôi đồng với ông rằng [...]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét