Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

Chong truc xuat fast track

Tổng kết lại, rất nhiều người bị giữ ở trại trong diện bị trục xuất nhanh đã được ra ngoài theo điều kiện về hoàn cảnh gia đình và luật nhân đạo.

Tờ báo mạng Express đã mô tả hoạt động của khu trại Morton Hall mới được mở cửa trở lại để tăng tốc độ trục xuất di dân bất hợp pháp là thất bại.

http://www.express.co.uk/posts/view/297337/How-illegals-use-human-rights-law-to-stay-in-UK-deporting-illegals

Trong tổng số 456 người ở trại Morton Hall trong 5 tháng qua kể từ ngày mở cửa từ tháng Năm năm 2011, chỉ có vỏn vẹn 39 người bị trục xuất - theo số liệu của UKBA.

Tính ra còn có 116 người ra trại trong thời gian này nhưng UKBA không hề biết là trong số họ bao nhiêu người được bảo lãnh tại ngoại, hay chuyển trại, hay tiếp tục ra ngoài cư trú bất hợp pháp.

Bộ nội vụ nhận là kế hoạch của họ muốn lập trại để tăng tốc quá trình trục xuất đã thất bại, chủ yếu là vì di dân bất hợp pháp biết cách dùng luật nhân quyền để kháng lại.

Họ dùng điều khoản qui định về cuộc sống gia đình mà nước Anh đã cam kết tuân thủ khi ký vào luật nhân quyền, để kháng kiện ra tòa và có được quyền ở lại nước Anh.

Thống kê cho thấy các vụ ra tòa theo điều kiện này UKBA bị thua có đến 60%.

Giới chính trị nước Anh một lần nữa lại công kích UKBA, và đòi hỏi phải có hướng giải quyết chứ không thể để ngân sách gánh chịu các khoản tốn kém quá lớn do di dân trái phép gây ra.

Khu trại Morton Hall ở Lincolnshire trước đây là nhà tù nữ, được đầu tư 6 triệu bảng để sửa chữa lại thành trại giữ người trục xuất, có đầy đủ hệ thống máy tính, tiệm cắt tóc, trạm xá mở cửa 24h, thư viện phim DVD và các thiết bị tập thể thao.

Nghị sĩ Priti Patel từ cánh bảo thủ nói "lẽ ra di dân trái phép phải bị ném bỏ khỏi nước Anh chứ không phải sống trong cảnh sung sướng từ tiền thuế chắt bóp của người dân Anh đang khổ sở.

Morton Hall tính ra chỉ là một trong số 13 khu trại giữ người chờ trục xuất, mà riêng nó thôi trong năm nay sẽ tiêu tốn 17 triệu bảng từ ngân sách.

Chuyện trục xuất di dân trái phép đang tiếp tục là gánh nặng cho chính phủ Anh, với con số 24.4 triệu bảng được chi ra cho 20.000 di dân và tù nhân người nước ngoài chịu về nước theo chương trình hỗ trợ.

Số tiền phải chi ra cũng theo chiều hướng gia tăng vì tổng cộng suốt từ 2006 đến 2010 chính phủ Anh chỉ tốn khoảng 11 triệu theo khoản này, nhưng riêng năm ngoái thì phải chi đến 13 triệu bảng.

Sức ép lên ngân sách càng tăng thì cơ hội cho dự luật ân xá người rơm, cho phép họ đi làm để thu thuế và khỏi tốn tiền trợ cấp càng cao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét