Thứ Năm, 30 tháng 4, 2009

Diem Bao Chuyen Nguoi Rom

Điểm Báo Chuyện Người Rơm

Trước đây hai chữ Người Rơm vốn mang nội dung tiêu cực, kỳ thị, có khi do chính những người Việt có giấy tờ dùng để miệt thị những người Việt sang sau và không có đủ điều kiện để làm thẻ định cư, nhập quốc tịch Anh. Một phần nào những hình ảnh xấu liên quan đến người Việt định cư bất hợp pháp ở Anh cũng có tồn tại, như hai chữ bất hợp pháp vốn đã mang nghĩa tiêu cực, cộng thêm những vụ bắt người chăm sóc vườn cần sa. Tuy nhiên, sau bộ phim tài liệu được đạo diễn Lê Hải giới thiệu ở California thì hai chữ Người Rơm đã bất ngờ được coi như là danh từ riêng trung lập hơn, và phần nào mang nội dung tích cực.

Nhà báo Hạo Nhiên từ Liên hoan phim ViFF:

The second set at 4pm focuses on the immigrant experience and includes a 7-minute documentary by Le Hai, on the fate of illegal Viet immigrants living in the UK who call themselves Người Rơm - meaning a scarecrow, something that can disappear in a flash at the flick of a lighter.

Nhà báo Ngọc Lan chia sẻ niềm xúc động sau khi xem phim trên tờ Người Việt, Little Saigon, California:

“Người Rơm,” như chính tên gọi của bộ phim, là thân phận của những di dân Việt Nam bất hợp pháp đang sinh sống ở Châu Âu, mà cụ thể là ở London. Bộ phim như một video gia đình bắt đầu với hình ảnh một thanh niên ngoài 20 đang quét dọn tiệm nails. Tôi nhớ câu nhân vật đó nói: “Anh quay cho em cảnh này để gởi về Việt Nam để mọi người xem và có hỏi: ‘Thằng này sang Tây làm gì?’ Thì bảo là sang Tây để đi quét nhà.”

Vâng, câu nói nghe tưởng chừng như đùa nhưng lại là một sự thật, thật đến trần trụi. Họ mưu sinh bằng mọi nghề để có thể kiếm tiền gởi về quê nhà, để trả những món nợ vay mượn khi ra đi tìm một tương lai.

Nhưng “Người Rơm” không chỉ canh cánh trong lòng chuyện mưu sinh, mà đè nặng trong tâm tư họ là cuộc đời của những kẻ sống ngoài vòng pháp luật. Họ sống không cần tương lai, họ ví mình như những “người rơm” mà chỉ cần một mồi lửa là sẽ bị cháy trụi, ra tro tất cả. Vâng, cho dù có xây dựng một cơ nghiệp đàng hoàng bằng chính mồ hôi nước mắt, hay là bằng cả những hành động phạm pháp như buôn lậu, trồng cần sa... thì một sớm mai kia, khi nhà chức trách hỏi thăm đến, họ cũng trắng tay vì họ đang sống một cuộc sống tạm bợ, ngoài rìa xã hội, và bất cứ lúc nào cũng có thể bị trục xuất về cố hương.

Tôi hình dung đến nhiều bạn bè và người quen cũng đang hiện diện quanh đây, cũng có cùng hoàn cảnh và tâm trạng như “Người Rơm.” “Biết cuộc sống tạm bợ là như vậy, nhưng sao vẫn cứ sống, sao không hồi hương?” Hỏi, nhưng thực ra là cũng có thể tự trả lời: “Bao nhiêu người ở Việt Nam sống ở quê nhà đang dựa vào những ‘Người Rơm’ nơi đây?” Ðôi lúc người ta không chỉ sống chỉ vì chính bản thân mình, dù mình cũng chỉ như cọng rơm mong manh trước lửa. Nếu có sự lựa chọn, có ai tự chọn làm “Người Rơm”?

Nhà báo Lê Hải từ BBC thì điểm qua những suy nghĩ của người Anh về Người Rơm:

Người ta sợ hành động ân xá sẽ khiến thêm nhiều di dân bất hợp pháp tràn vào đảo. Nhưng các phép tính kinh tế cho thấy lợi ích của việc ân xá, và nhìn từ góc độ tâm lý xã hội thì việc cấp giấy tờ tùy thân sẽ khiến mỗi người phải suy nghĩ chín chắn hơn trước khi thực hiện bất kỳ hành vi phạm pháp nào dù rất nhỏ. Nếu có giấy tờ, Người Rơm Việt Nam sẽ là nguồn đóng góp rất lớn cho ngân sách. Đó là chưa kể đến ánh mắt ngây thơ của các em nhỏ, con của những Người Rơm cho nên bản thân cũng coi như là không hề "tồn tại" trên hệ thống giấy tờ ở Anh này, sẽ gặp bao rắc rối khi muốn đến trường, chữa bệnh, hay về quê thăm ông bà. Một số thăm dò cho thấy người dân Anh nói chung muốn trục xuất hết Người Rơm về nước, nhưng xu hướng dân cư London phần nào lại muốn chính quyền ân xá và tạo điều kiện cho Người Rơm đóng góp vào nền kinh tế và hội nhập với xã hội Anh.

Trong bối cảnh hiện tại, phát biểu của giới chính khách, các bài phân tích trên báo, phóng sự trên truyền hình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của dư luận, cũng chính là lá phiếu của quốc hội và kéo theo là quyết định của chính phủ cầm quyền. Rất nhiều Người Rơm Việt Nam chắc chắn đang rất hi vọng về một quyết định ân xá, nhưng sẽ có bao nhiêu nghị sĩ Anh biết đến và giơ tay ủng hộ quyết định đó?

Câu chuyện về Người Rơm cũng trở thành đề tài khai thác cho các tờ báo ở Anh, vì có gần một triệu người từ đủ mọi quốc gia trên thế giới đang sống bất hợp pháp trên hòn đảo này. Đặc biệt gần đây kênh truyền hình Sky1 đang thực hiện những bộ phim tài liệu, mỗi tập dài một giờ đồng hồ, chiếu vào chín giờ đêm tối thứ Tư hàng tuần, về những câu chuyện có liên quan đến biên giới nước Anh: UK Border Force. Từ chuyện những người chui xe tải vào đây, đến chuyện người bị thẩm vấn ở cửa khẩu Heathrow, và các nhóm chuyên đi chặn bắt người lao động bất hợp pháp, phạt các chủ hàng chục ngàn bảng Anh. Lực lượng này cũng hay tổ chức các cuộc chặn bắt khám xét ngẫu nhiên ở các ga xe điện ngầm phía đông London. Trong phim cũng có những chi tiết giúp Người Rơm chúng ta biết quyền lợi và cách đối phó để khỏi bị trục xuất khi gặp phải trường hợp không may như vậy. Một số đoạn phim được lưu trên mạng Internet ở địa chỉ sky.com/ukborderforce.

ABSCONDER: Someone who has failed to report in at their immigration centre after this condition was set by UKBA while they investigated and decided his/her immigration status.
ASYLUM SEEKER: Someone claiming the right to stay in Britain (or another host country) who has a threat to their life or family if they return to their home country.

CHANGE OF PURPOSE: A term used to describe a passenger who has obtained a visa for a particular purpose, but is actually coming to the UK for some other purpose. This term may be used by immigration officers as a reason for refusing a passenger entry to the UK.
CLANDESTINE: The name for someone found on a lorry with the aim to get into Britain without a passport or any other papers.
UK BorderForceCOUNTERFEIT: Counterfeit in immigration terms usually relates to a false document made entirely from scratch - note this is not the same as a forgery.
FAS: Failed asylum seeker. Someone whose asylum claim has been refused and who has either appealed and failed, or has passed the time limit to use their right of appeal, is known as a 'FAS'.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét