Vietnam Airlines có đường bay trực tiếp nối Hà Nội với London chắc chắn sẽ giúp chính phủ Anh tăng thành tích trục xuất người Việt nhập cư trái phép về nước. Hãng hàng không Việt Nam có lẽ cũng sẽ sốt sắng với dịch vụ này vì mỗi chuyến bay trục xuất ngoài một vé 1 chiều cho người bị trục xuất họ còn bán được thêm hai vé 2 chiều cho người của UKBA bay kèm. Thế nhưng trước ngày lên máy bay, người bị trục xuất có thế làm được rất nhiều điều bao gồm cả khiếu kiện để được cấp thẻ định cư và ở lại nước Anh vĩnh viễn, như đã từng có trường hợp thành công.
Đầu tiên, chính phủ Anh phân biệt hai cấp độ trục xuất người. Cấp cao nhất là deportation dành cho tội phạm và những người trực tiếp gây nguy hại đến lợi ích của nước Anh, trục xuất kèm thời hạn cấm quay trở lại nước Anh. Cấp thấp hơn và thường gặp trong trường hợp di dân bất hợp pháp là admnistrative removal, hay còn thường được gọi là IS151 qua số hiệu của mẫu hồ sơ qui định tại UKBA (chương 51), như có thể đọc toàn văn trên mạng ở địa chỉ http://www.ukba.homeoffice.gov.uk/sitecontent/documents/policyandlaw/enforcement/detentionandremovals/chapter51?view=Binary. Văn bản này được lập theo qui định trong phần 10 của bộ luật năm 1999 (gọi là section 10 1999 Act).
Thông thường trong trường hợp ra khai báo và nhận là đã ở lại nước Anh quá hạn visa, hay vượt biên vào nước Anh, thì đương sự nhận được quyết định trục xuất theo mẫu IS151A. Người nhận được mẫu -A này hoàn toàn có quyền xin tị nạn chính trị hay xét hoàn cảnh nhân đạo hay trường hợp đặc biệt để được ở lại. Khi đó quyết định này hết hiệu lực. Quá trình khai báo và xét duyệt đơn có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm và nhiều người vẫn được tự do đi lại và chờ kết quả ở bên ngoài, nhận thư trả lời qua luật sư. Nếu hồ sơ xin tị nạn bị bác thì sẽ nhận được quyết định trục xuất theo mẫu IS151B. Khi nhận được mẫu -B này thì đương sự có 10 ngày (nếu đang bị giam thì là 5 ngày) làm việc để kháng nghị. Trường hợp không còn gì cản trở thì UKBA mới có thể ra lệnh trục xuất bằng mẫu IS151D. Khi đã nhận được mẫu -D này thì mới thực sự hết đường khiếu kiện và giải quyết vụ việc qua đường giấy tờ, nhưng chưa hoàn toàn hết hi vọng về con đường ở lại nước Anh của mình.
Xuyên suốt qua các mẫu đơn IS151-series, lý do của việc trục xuất phải được nêu rõ và ngoài việc khiếu kiện lại lý do này, đương sự còn có thể đề nghị UKBA cân nhắc đến các yếu tố nhân đạo hay hoàn cảnh (compassionate) như trong các điều khoản 395C và từ 365 đến 368 trong trường hợp thân nhân. Trên mẫu quyết định cũng sẽ hướng dẫn đầy đủ các điều luật căn cứ và hình thức khiếu kiện cũng như các luật lệ có liên quan. Thường thì mẫu IS151A part 2 và IS151B là yếu tố đủ để khiếu kiện hành chính. Cũng phần 10 của bộ luật năm 1999 qui định về hình thức tạm giữ, đưa vào trại trục xuất và điều kiện để tại ngoại (bail) trong thời gian này.
Trong một thời gian dài UKBA dùng kỹ thuật bắt người vào 4h sáng rồi đưa thẳng ra sân bay trục xuất về nước, nhưng quyết định của tòa án vào năm 2010 đã khiến các nhân viên của bộ nội vụ phải dè dặt hơn và dành cho người bị trục xuất nhiều thời gian hơn để khiếu nại cũng như nhận thức về hoàn cảnh của mình và liên lạc tìm cố vấn pháp lý. http://www.qarn.org.uk/homepage/2010/07/26/a-high-court-judge-ordered-the-ukba-to-stop-removing-foreign-nationals-from-the-uk-with-little-or-no-warning/ Theo đơn của tổ chức thiện nguyện chuyên giúp đỡ y tế cho người bị giữ trong các trại trục xuất là Medical Justice, quan tòa Cranston ra phán quyết không cho phép UKBA trục xuất người trong thời gian ít hơn là 72 giờ đồng hồ kể từ khi trao quyết định. Cũng tổ chức này vào năm 2008 đã vận động thành công cho một người Uganda được quay trở lại và nhận thẻ cư trú là nhờ UKBA trước đó làm sai qui định, trục xuất gấp gáp không báo trước.
Có những trường hợp đã bị bắt vào trại chờ ngày về nước nhưng cả năm trời vẫn chưa về, và có thể chờ đến hạn được tự động ân xá nếu ở trên đất Anh quá 14 năm theo qui định. http://www.independent.co.uk/news/uk/home-news/twothirds-of-detainees-are-never-deported-2089980.html Một khảo sát kéo dài hơn 1 năm trời vào 2010 ghi nhận trong 3 người bị giữ ở trại trục xuất (IRC-Immigration Removal Center) thì chỉ có 1 người bị về nước mà thôi, do các trở ngại về liên lạc giữa hai cấp chính phủ, ngoại giao, và chính sách di dân của các nước. Một số quốc gia e ngại Trung Quốc vì nước này nổi tiếng là không chịu nhận di dân trái phép quay trở về. Cũng có khá nhiều người Việt sống thời gian dài trong các trại trục xuất mà vẫn chưa biết ngày về. Một số trường hợp thì chuyển tâm trạng sang mong đến ngày về nước.
Các bạn quan tâm đến thủ tục xin tị nạn có thể liên hệ với Refugee Council hoặc tìm đọc tài liệu giải thích qui trình xin tị nạn, liên hệ qua địa chỉ email nguoiromuk@gmail.com. Bạn cũng có thể liên lạc với cơ quan tư vấn pháp luật cộng đồng Community Legal Advice qua số điện thoại 0845-609-66-77 (đây là số máy theo trang mạng tư vấn của chính phủ www.direct.gov.uk, còn số máy in trên tài liệu phát tại các văn phòng tư vấn là 0845-345-345, ngoài ra người có điện thoại cầm tay cũng có thể nhắn tin có nội dung legalaid vào số 80010 và trong vòng 24 giờ đồng hồ người của văn phòng sẽ gọi điện lại) hoặc viết thư về PO BOX 10027, Hinckley LE10 9EL, hoặc email vào địa chỉ emailhelp@communitylegaladvice.org.uk, hay là truy cập trực tiếp vào trang mạng của họ communitylegaladvice.org.uk, có phiên dịch miễn phí để tư vấn pháp lý với 170 ngôn ngữ. Một trong số những cách để đảo ngược quyết định trục xuất là chứng minh pháp lý về khả năng lệnh trụng xuất vi phạm nhân quyền, mà vụ việc có thể được đưa lên tòa nhân quyền châu Âu. Ngay cả trong trường hợp lệnh trục xuất không cho phép đương sự được khiếu nại thì bạn vẫn có quyền yêu cầu một quan tòa xem qua hồ sơ coi có chỗ nào không hợp lệ hay không, gọi là judicial review. Khi bị giữ trong trại trục xuất, đương sự có thể liên hệ với các tổ chức giúp đỡ để đòi quyền tại ngoại (bail), mà một trong trong những cơ quan thường gặp là Bail for Immigration Detainees, số điện thoại 020-7247-3590, trang mạng www.biduk.org thường xuyên cập nhật các vụ việc mới nhất có thể dùng làm ví dụ để khởi động thủ tục bảo lãnh ra ngoài.
Trong trường hợp Người rơm Việt Nam ở Anh muốn tự nguyện hồi hương thì có thể liên hệ với Tổ chức quốc tế về Di dân hay còn thường được gọi là IOM (International Organisation for Migration) để được trợ giúp tiền xin cấp hộ chiếu, tiền vé máy bay, và cả tiền để bắt đầu cuộc sống mới tại quê nhà, thay đổi chỗ ở. Trang mạng của IOM ở Anh là www.iomuk.org, số điện thoại 020-7233-0001, email iomuk@iom.int, (địa chỉ cũ 21 Westminster Palace Gardenes, Artillery Row, London SW1P 1RR) địa chỉ mới theo cập nhật trên mạng, cũng gần văn phòng cũ, là 11 Belgrave Road, London SW1V 1RB, điện thoại 020-7811-6011, gần ga Victoria và phòng vé của Vietnam Airlines. Cơ quan IOM ở Anh không thể trợ giúp cho trường hợp bị bị UKBA trục xuất theo diện deportation.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét