Trong trường hợp UKBA chậm giải quyết hồ sơ tị nạn thì người nộp đơn cứ ung dung sống trên đất Anh và bất kể kết quả xét duyện như thế nào vẫn có thể chờ đến đủ ngày sẽ được cấp thẻ định cư và sau đó là quốc tịch theo luật di trú.
Hồi năm 2006, người ta phát hiện ra từng có nửa triệu bộ hồ sơ bị bỏ quên trong hộp. Nay bộ nội vụ hoan hỉ thông báo đã giải quyết xong sau 5 năm làm việc. Thế nhưng theo tờ MailOnline thuật lời quyền lãnh đạo UKBA là Jonathan Sedgwick thì trong số đó có tới 98.000 hồ sơ nay không biết đương sự đang sống ở đâu. Hồi đó báo Daily Mail đã dự tính có chừng 160.000 người sẽ được quyền ở lại theo thể lệ ân xá như vừa mô tả ở trên. Nay thì họ có thể vui vẻ kiểm chứng phỏng đoán của mình. Tổng cộng có 172.000 hồ sơ được cấp giấy ở lại, được khai tiền trợ cấp. Ngoài việc có thể ở lại sau thời gian dài sống ở nước Anh, đương sự còn có thể ở lại trong điều kiện có gia đình và có con trên đất Anh, hoặc không thể trở về nước theo điều 8 của bộ luật về nhân quyền.
Tính ra trong số nửa triệu người nộp hồ sơ khi đó thì tổng cộng chỉ có 37.500 người bị trục xuất mà thôi. Câu chuyện được đưa ra quốc hội và Sir Andrew Green là chủ tịch hội Migrationwatch nói "đây là câu chuyện thuộc loại đáng xấu hổ nhất trong lịch sử Bộ nội vụ, chưa nói gì đến khoản chi phí kinh khủng từ túi người đóng thuế". Trước ủy ban về nội vụ của quốc hội, lông Sedgwick còn cho biết thêm là vẫn còn 18.000 bộ hồ sơ "không thể đi đến quyết định". Ủy ban chỉ trích về khoản tiền 4 triệu bảng chi tiêu vượt mức vào năm ngoái, cùng với 14 triệu bảng tiền bồi thường cho các vụ kiện tụng. UKBA đang chịu sức ép phải cải tổ hệ thống cấp tị nạn, giải quyết số hồ sơ tồn đọng, giảm chi phí và tăng tốc độ làm việc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét