Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2009
Phi cong di tu vi giup nguoi rom
Phi công đi tù vì đưa lậu người Việt vào Anh
Một công dân Pháp bị tòa án ở Anh kết án tù bốn năm sau khi nhận tội chở lậu bảy người Việt vào Anh bằng một máy bay.
Nhiều người Việt ẩn náu ở Calais chờ cơ hội vào Anh
Eric Adrien Laou-Hep, 39 tuổi, thừa nhận đã giúp đỡ việc nhập cư lậu khi ông ra trước tòa ở thành phố Maidstone, Kent.
Ông Laou-Hep đã lái máy bay hạ cánh xuống Laddingford Airfield, gần Maidstone hồi tháng Bảy cho dù không có giấy phép.
Cơ quan di trú Anh cho biết khi đó có năm người đàn ông, một phụ nữ và một bé trai trên máy bay.
Những người lớn đang bị tạm giam còn bé trai được đưa vào trung tâm dịch vụ xã hội.
Gần đây xảy ra nhiều vụ đưa lậu người Việt từ Pháp vào Anh.
Hồi tháng Bảy, 14 người Việt bị bắt giữ khi họ trốn trong một xe tải chở thùng rác. Xe này bị chặn tại Calais miền bắc Pháp khi nó chuẩn bị đưa hàng sang Coventry.
Giới chức Anh nói họ có hàng trăm nhân viên hải quan tại các cảng ở Pháp và Bỉ để tiến hành khám xét.
Trong năm 2008, Anh ngăn chặn 28.000 cố gắng đi lậu từ miền bắc Pháp vào Anh.
Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2009
Bat duong day o Hungary
Thứ bảy, 31/10/2009, 16:36 (GMT+7)
(SGGPO).- Cảnh sát Hungary vừa phá vỡ một đường dây chuyên đưa trái phép người Việt vào Anh, bắt giữ và truy tố nhiều người, trong đó có 6 người gốc Việt.
Cục Điều tra Quốc gia Hungary cho hay: từ năm 2008, các thành viên của băng đảng đã thường xuyên tổ chức đưa người Việt tại Hungary sang Anh bất hợp pháp với giá 7.000 - 10.000 euro/người. Một nửa khoản tiền này được đưa trước cho những kẻ buôn người, phần còn lại để khi nào sang đến đất Anh. Nếu các “thân chủ” không đủ tiền trả, họ phải làm công - đa phần trong các trại trồng cần sa bất hợp pháp tại Anh - để tích cóp và trả dần.
http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2009/10/images311051_Hungary.jpg
Cảnh sát trưởng Quốc gia Hungary Bencze József, người đứng đầu chiến dịch truy quét nhóm buôn người vào Anh.
Cảnh sát cho biết thêm, các thành viên của nhóm buôn người “thuê” giấy tờ tùy thân, hộ chiếu của một số công dân Hungary (gốc Việt Nam) đang cư trú tại Hungary rồi thông qua một văn phòng du lịch núp bóng để đưa vài chục công dân Việt Nam sang Vương quốc Anh bằng nhiều phương tiện như xe hơi, xe buýt, máy bay. Điểu đáng chú ý là đầu tóc, diện mạo của người vươt biên trái phép được “chuyển đổi” sao cho giống với ảnh trong hộ chiếu, chứng minh thư đi “thuê”. Trong các chuyến đi, bao giờ cũng có một kẻ “đưa người” đi kèm với nhiệm vụ mang giấy tờ trở lại Hungary sau khi hành trình kết thúc. Khả năng sẽ có nhiều vụ bắt giữ khác được tiến hành trong những ngày tới.
H.Quốc (theo RFI, AFP)
Thứ Tư, 28 tháng 10, 2009
Bat duong day chuyen nguoi rom
Estelle Joliver - DCVOnline dịch
DCVOnline: Thời gian gần đây, từ lóng “người rơm” được sử dụng để chỉ những người Việt Nam “không giấy tờ” thường đang sống vật vờ quanh cảng Calais và một số nơi khác trong nước Pháp để tìm cơ hội xâm nhập trái phép vào Anh. Người rơm cùng những sắc dân di cư bất hợp pháp ở khu vực này đang là vấn nạn của nhà nước Pháp. Đã có nhiều chiến dịch truy quét của cảnh sát nhưng chỉ là màn “bắt cóc bỏ dĩa”, không thấm vào đâu.Ngày 26/10 vừa qua, tờ báo địa phương La Voix Du Nord đưa tin tòa án tirnh Dunkerque đã phán quyết án tù cho nhiều người Việt Nam bị cáo buộc tham gia vào đường dây vận chuyển người rơm này.Dưới đây là bài của phóng viên Estelle Joliver.
Quang Hung Le, 40 tuổi, đến Pháp năm 1991. Là công nhân không công việc ổn định, Hưng cư trú tại Vaux-en-Velin, ngoại ô thành phố Lyon (Pháp), đã có quốc tịch Pháp.
Khoảng 23 giờ ngày 10/08/2005, Hung bị bắt giữ cùng với 9 người khác tại trạm nghỉ dọc xa lộ ở Moeres thuộc Ghyvelde. Hung vừa đưa 4 người rơm đến trên chiếc xe mang biển số của Đức. “Tôi không biết là họ không có giấy tờ”, anh ta lập luận như thế trước vành móng ngựa tại phiên tòa ở Dunkerque hôm thứ Năm vừa rồi. Bà chủ tọa phiên tòa Averty đã thận trọng quan sát Hung: “anh không biết hay anh không muốn biết?”. Hai địa điểm đổ quân ở Lille và Paris.Hung khai ra Phillipe, một người bạn Việt Nam đã gặp anh ta trong một quán cafe ở Paris. Phillippe cho Hung mượn xe tại nơi ở của Phillippe là Lille, với mục đích làm phương tiện vận chuyển người rơm qua lại chủ yếu giữa Flandres và khu vực theo bờ biển Dunkerque. Thù lao cho dịch vụ này: 200 euros.“Tôi đang thất nghiệp, nhà máy đang đóng cửa theo định kỳ 3 tuần mỗi năm, vợ tôi vừa bỏ tôi, tôi không có việc làm nào khác (nên) tôi chấp nhận”, Hung giải thích. Từ Hung và chiếc điện thoại di động của Phillippe mà Hung đang sử dụng, các điều tra viên đã lần ra các chặng của một đường dây vận chuyển người vượt biên bất hợp pháp.Hai địa chỉ, một ở phố Meurein – Lille, và một ở phố Balard – Paris bị phát hiện là “điểm đổ quân” của người rơm. Hàng chục người đã bị bắt giữ hồi tháng 11/2005. Nhưng với 5 người bị dẫn tòa vào hôm thứ Năm vừa qua thì chỉ có Quang Hung Le, một mắc xích nhỏ của đường dây, là được sáng tỏ.200 euros mỗi người.Đó là Anh Doan và Quang Duy Pham - 24 tuổi, Ngoc Viet Dang - 26 tuổi. Tất cả đều ở tại Pháp. Họ chịu trách nhiệm nhập “kho” các người rơm ngay sau khi người rơm đến gare tàu ở Lille và vận chuyển “hàng” đến trạm nghỉ cho xe tải Moeres như đã nói ở trên. Họ khai rằng đã nhận những chỉ thị của một người là ông Gia, biệt danh là “ông già”, sống ở Anh. Ông Gia là người kiểm soát cả đường dây từ Nga qua Đức, đến Pháp.Ông Gia cũng là người nhận tiền của gia đình người rơm chi trả từ Việt Nam, và sau đấy bật đèn xanh để họ tiếp tục chuyển hàng. Cả ba thừa nhận đã chăn dắt hàng chục người rơm mỗi hai, ba tháng với giá 200 euros mỗi người rơm.Đó cũng là cô Nguyen, 29 tuổi, để có tiền học, thỉnh thoảng đã đến gare du Nord ở Paris mua vé tàu hỏa cho các người rơm đến từ Đức. Thỉnh thoảng, cô cũng nhận tiền thù lao để chứa chấp người rơm tại nơi cư ngụ.“Tất cả họ đều có việc làm ở Pháp và không muốn tìm đường vượt sang Anh. Họ chính là những kẻ dẫn đường”, công tố viên cáo buộc. Luật sư của Hung nhấn mạnh về tính tách biệt trong hồ sơ của Hung với các bị can khác. “Chưa hề có một từ xấu nghĩa nào để nói về những người sống bất hợp pháp. Phillippe đã không chút nghi ngại khi nói với Hung về vấn đề tương trợ những người Việt. Cuối cùng, anh ta đã trả giá đắt để kiếm 200 euros, mà anh ta cũng chẳng có được số tiền đó”.Quang Hung bị kết án 4 tháng tù giam tính từ ngày bị giam cứu. Anh Doan, Quang Duy Pham, Ngoc Viet Dang bị phát lệnh bắt giam, cả ba bị kết án 3 năm tù giam và cấm vào lãnh thổ Pháp, Phuong Diep Nguyen bị kết án 1 năm tù giam và cấm vào lãnh thổ Pháp 3 năm.
Thứ Năm, 22 tháng 10, 2009
Bat nguoi Viet o Cherbourg
13 di dân lậu Việt Nam bị bắt tại Cherbourg trên đường trốn sang Anh
Wednesday, October 21, 2009 báo Người Việt
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=103027&z=3
PARIS, Pháp - Tuần báo Le Point phát hành tại Paris, Pháp, hôm 21 Tháng Mười cho biết là 13 di dân lậu Việt Nam, trốn trong một chiếc xe vận tải nhỏ đã bị bắt tại thành phố cảng Cherbourg, Pháp, trong khi chuẩn bị để lên một chiếc phà sang Anh Quốc.
Người tài xế chiếc xe vận tải, là một người Anh, đã bị bắt ngay tại chỗ.
Biện lý thành phố Cherbourg, Eric Bouillard nói với báo chí như sau:
“Các di dân lậu này, đã bị bắt hôm Chủ Nhật, 18 Tháng Mười, trước khi đáp một chiếc phà để sang Anh Quốc, sau khi họ đã được di chuyển đến nơi đây trên một chiếc xe vận tải nhỏ, có bảng số của Anh Quốc, mà các người này phải ngồi chen chúc với nhau như “cá hộp” trong những điều kiện hết sức tồi tệ, ngột ngạt.
Tên của người tài xế không được tiết lộ, nhưng là người Anh Quốc, cư ngụ tại Manchester, đã khai với cảnh sát Cherbourg là ông thường hay sang Pháp để mua sắm các thứ, kể cả mua thực phẩm, “tuy nhiên đã không chịu cộng tác với giới hữu trách có nhiệm vụ mở cuộc điều tra về số di dân lậu Việt Nam đông đảo này,” một viên chức cảnh sát Pháp cho biết như vậy.
Theo văn phòng biện lý Cherbourg, thì công dân Anh Quốc này đã bị tạm giam, để mở thêm các cuộc điều tra về tội tiếp tay với các di dân lậu này.
Theo biện lý Bouillard thì 2 trong số 13 di dân lậu Việt Nam, đều là người trưởng thành, từng bị bắt giữ một lần vào hôm 9 Tháng Chín vừa qua tại Cherbourg, cùng với 6 di dân lậu Việt Nam khác và hai người Anh Quốc.
Số 13 di dân lậu Việt Nam kia có thể bị đưa ra khỏi biên giới Pháp, để trục xuất về nơi họ đã xuất phát.
Hồi đầu Tháng Mười vừa qua, 16 di dân lậu Việt Nam khác cũng đã bị bắt giữ ngay khi họ đặt chân xuống Portsmouth, Anh Quốc, sau khi các người này được chở trên một chiếc xe vận tải nhỏ, xuất phát từ vùng Seine-et-Marne, và sau đó cũng đáp phà tại Cherbourg, sang Anh Quốc. (L.T.)
Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2009
Giup Nguoi Rom
Theo báo Dailymail của Anh hôm 8.10, bà Christiane Chocat, 51 tuổi cùng con trai Benjamin, 20 tuổi đã bị một toà án tại Portsmouth (Anh) buộc tội đưa người nhập cư trái phép sang Anh. Bà Christiane Chocat là uỷ viên của một hội đồng thị trấn Lumigny-Nesles-Ormeaux, gần Paris tại Pháp.
Trước đó, hôm 1.10, cảnh sát Anh chặn chiếc xe tải chở mì tôm có 16 người Việt Nam (13 nam, 3 nữ) bên trong khi vừa đến Portsmouth trên một chuyến phà từ cảng Cherbourg, Pháp. Nhân viên Vụ biên giới Anh cho biết họ thấy có hơi nước tại cửa sổ xe tải và phát hiện ra có người bên trong. Cảnh sát Anh đã đưa 16 người trên xe tải (bảy người dưới 18 tuổi) trở lại Pháp.
Vụ bắt giữ bà uỷ viên hội đồng đã khiến người dân tại thị trấn Lumigny-Nesles-Ormeaux bị sốc vì bà được coi là một trụ cột của chính quyền địa phương. Hai mẹ con bà phải đối mặt với tội danh hỗ trợ xâm nhập trái phép vào một quốc gia thành viên EU. Bà Chocat có khả năng phải ngồi tù 7 năm.
Những người nhập cư hiện cố gắng đến Anh từ các bến cảng ven biển phía bắc nước Pháp sau đợt tăng cường kiểm tra ở Calais, Pháp, nơi có trại tị nạn bất hợp pháp của những người nhập cư vào châu Âu. Bộ trưởng nhập cư Pháp, ông Besson bị chỉ trích nhiều lần sau khi cho đóng cửa khu Calais hai tuần trước đây, gần 278 người nhập cư bị bắt giam được toà án trả tự do vì lý do nhân đạo. Các tổ chức nhập cư cho biết tình trạng lộn xộn xảy ra tại Calais và một số bến cảng khác. Nhiều người nhập cư cố trốn trên xe tải và phà để vào Anh
Theo trưởng tu viện Calais, Jean-Pierre Boutoille, thuộc tổ chức tị nạn C’Sur, quyết định đóng cửa trại tị nạn là hành động lố bịch và không mang lại kết quả.
K.D (Dailymail, UK Press)
Thứ Hai, 5 tháng 10, 2009
Nguoi rom Calais tren SGTT
Tiếp cận người Việt bị lừa vào rừng sống
SGTT - Nếu như người Việt làm công cho các xưởng máy chui ở Nga phải sống tạm trong rừng Nga khi chợ Vòm bị đóng cửa, thì những người Việt vừa được phát hiện sống trong khu rừng miền bắc nước Pháp, bị lừa tới đây do ôm mộng đổi đời.
Khung cảnh sống của 24 người Việt trong rừng. Ảnh: T.L
Ngày 15.6.2009, những người quen ngậm ngùi tham dự lễ hoả táng một người Việt nhập cư trái phép, tại nhà quàn tỉnh Dunkerque. 27 tuổi, anh này chết khi rơi từ mui xe tải xuống đường, bỏ lại vợ và hai con ở Việt Nam. Chi phí an táng do người dân địa phương bảo trợ.
Ba tháng sau, chuyên viên bảo vệ rừng thuộc tỉnh Dunkerque, miền bắc nước Pháp phát hiện khá đông người Việt sống bất hợp pháp trong rừng Nam Téteghem. Ở đây, các trạm trung gian nhập cư bất hợp pháp trải rộng trên xa lộ A 16 có ba khu rừng Téteghem, trên 50 bãi đậu của xe vận tải. Còn xa lộ A 26, N 24 và N 25 có trên 200 nhà kho chứa vật liệu xuất nhập cảng bỏ hoang lâu năm. Bốn xa lộ liên tỉnh kết nối vào nhau có khoảng 70 bãi đậu công cộng dành riêng cho xe vận tải cỡ lớn, đến từ các nước Âu châu và nội địa nghỉ ngơi trước khi vào hải cảng Calais. Những địa chỉ trên là môi trường tạo ra hoạt động của đường dây đưa người lao động bất hợp pháp vào Anh quốc.
Từ Paris đến khu rừng Nam Téteghem trên ba trăm cây số, chúng tôi vào rừng đi theo đường mòn gồ ghề, sình lầy. Giữa khu rừng hoang, chúng tôi bất ngờ chứng kiến đời sống cơ cực của người Việt ở đây. Sau khi đưa cho những người này xem tư liệu trên các trang báo tại Dunkerque, Calais và Téteghem nói về sự xuất hiện người Việt Nam tại khu rừng Nam Téteghem, và vụ tai nạn hồi tháng sáu vừa qua, họ mới chịu trò chuyện với chúng tôi. Một thanh niên cho biết, anh ta được người hướng dẫn đưa đến rừng này vào cuối tháng 11.2008. Lúc đó, có ba người khác sống trong rừng. Ở chừng nửa tháng, ba người kia được đưa đi đâu không rõ. Theo anh ta, mỗi ngày có nhiều người Việt đến khu rừng này ở chung nhưng không thấy người dẫn đường quay lại. Những người Việt tự tìm bao nilông khâu lại, rồi dựng cây làm lều. Người thanh niên cho biết, anh ta đã 30 lần leo lên xe tải để trốn sang Anh, nhưng đến biên giới thì bị cảnh sát Anh bắt lại, đuổi về Pháp. Cảnh sát Pháp bắt giam một ngày để thẩm vấn, rồi thả ra. Sau mỗi lần được thả, anh ta phải đi bộ mấy chục cây số về lại khu rừng vì không biết đi đâu và cũng không biết cách nào trở lại quê nhà.
Một thanh niên khác, độ tuổi hai mươi, tóc dài chấm ngang vai, thân thể gầy còm, khuôn mặt vàng da, đôi mắt thâm quầng đen, thuật lại hành trình tới Pháp qua ngõ Nga và Đức. Nhóm sáu người của anh tới Nga, sau đó chỉ có anh ta được chở qua Đức rồi đến Pháp. Anh này kể lại, khi đến mé bìa rừng đầu tháng 2.2009, họ chỉ đi theo đường mòn vào rừng, sẽ gặp người Việt. Mùa đông ở rừng Téteghem khắc nghiệt. Anh này nói: “Ở Nga tuy rất lạnh nhưng được ở trong nhà, có lò gas sưởi ấm, còn ở đây là rừng chỉ có hai lều vải và nilông nhỏ, lại đúng lúc mùa đông, chân tay tê cóng, mất cảm giác. Áo len không đủ ấm, lạnh thấu xương, da thịt nứt nẻ như thể đã thấy trên cánh đồng bị hạn hán ở miền Trung quê mình”.
Người quen đến dự lễ hoả táng một người Việt bị rơi từ mui xe tải khi tìm cách trốn sang nước khác. Ảnh: T.L
Một phụ nữ lớn tuổi, giọng Nghệ An, cho biết, quê ở Anh Sơn. Hành trình từ Hà Nội đi máy bay sang Nga, qua Đức và tới khu rừng này mất một tháng bảy ngày. Nghe có tổ chức giới thiệu người đi Anh làm việc, cô đã cẩn thận kiểm tra, trước khi thế chấp căn từ đường ba đời của nhà chồng lấy 7.000 euro để đi lao động, hòng đổi đời cho hai người con trai. Cô cho biết, đơn vị tổ chức hứa hẹn rằng, tới Anh làm việc hai tháng là đủ tiền lấy lại sổ đỏ. Ở Moscow được 20 ngày, cô được cho 60 USD để tiêu, thì có người lạ mặt đến gặp, cho biết mười ngày nữa lên đường nhưng phải trả chi phí 2.000 euro, do khoảng chi trước chỉ lo tới Nga. Tự đánh giá là gặp bọn lừa đảo, người phụ nữ này vẫn cố nuôi hy vọng gỡ gạc nên đồng ý gọi điện thoại về nhà, thế chấp sổ đỏ để được sang Đức, qua Pháp. Cô cho biết, ở khu rừng này, cô gặp 26 người đồng cảnh ngộ, tất cả đều ở miền Trung. Nghe mức chi phí 9.000 euro của người phụ nữ đến từ Nghệ An, có nhiều người cho biết, họ mất tới 13.000 euro. Người nữ trạc tuổi ba mươi nói: “Bố mẹ em thế chấp ba thửa ruộng cho ngân hàng đến 300 triệu đồng, tương đương 16.000 euro”.
Hiện nay trong rừng Téteghem có tất cả 20 nam 4 nữ. Bếp cơm tập thể do những người Việt Nam tại tỉnh Dunkerque cứu trợ. Y tế do linh mục Phạm Xuân Đào vận động hội y sĩ Pháp viếng thăm mỗi tuần.
http://www.sgtt.com.vn/HTMG/2009/1004/57706/01.jpg
http://www.sgtt.com.vn/HTMG/2009/1004/57706/02.jpg
Thứ Năm, 1 tháng 10, 2009
Mo tai khoan o Anh
Anh Tâm, London, UK.
Trong những năm gần đây, vì tình trạng khủng bố và rửa tiền, thủ tục mở tài khoản ở Anh có phần khắt khe hơn. Chung quy lại, có 3 cách: 1) Gặp nhân viên tại một chi nhánh nhà băng, 2) Qua điện thoại và 3) Qua internet. Kinh nghiệm cho thấy cách thuận tiện nhất là làm qua internet, vừa nhanh và đơn giản, nhất là cho những người không rành về ngôn ngữ.
Ngân hàng hoạt động qua Internet khá thông dụng ở Anh quốc có địa chỉ mạng là www.firstdirect.com. First Direct là một subsidiary của tập đoàn HSBC – hiện đang có nhiều chi nhánh ở Việt Nam. Có tài khoản – account với First Direct là tương đương với tài khoản ở HSBC, có nghĩa là bạn sẽ có card rút tiền, dùng chi nhánh HSBC ở Anh để bỏ tiền vào và dùng chi nhánh HSBC ở Việt Nam để rút tiền, vân vân. Điều thuận tiện là bạn có thể chuyển tiền, coi ngân khoản của mình qua mạng 24 trên 24 đồng hồ.
Thủ tục
Cách nào bạn chọn cũng đưa đến thủ tục giống nhau, đó là ngân hàng sẽ gởi đơn đến để bạn xem lại và ký tên. Thêm vào đó, bạn phải chứng tỏ với ngân hàng 2 điểm chính, đó là: 1) bạn là ai (identify) và 2) nơi cú ngự (proof of address). Một vài ví dụ về thủ tục cần thiết bao gồm: Identify: passport (mặc dù passport Việt Nam) thông thường là tốt nhất. Tuy nhiên qua nghiên cứu với nhà bằng First Direct, idendity không cần thiết vì các nhà băng hiểu rằng nhiều người ở Anh không có quốc tịch. Miễn sao là bạn chứng tỏ đuợc là mình đang cư ngụ tại Anh. Nơi cư ngự: giấy tờ như là bằng lái xe, tenancy agreement từ người chủ cho mướn nhà, bill điện, gas hay điện thoại đường dây (bill điện thoại di động không được chấp nhận), giấy từ làm việc tại Anh. Cách tốt nhất để qua vấn đề này là hỏi chủ lao động của mình có hợp tác với chi nhánh ngân hàng địa phương nào không và nộp đơn với chi nhánh đó. Nên nhớ là theo thủ tục, nhân viên ngân hàng sẽ liên lạc với chủ của bạn để xác minh. Nếu người chủ đó tự đưa bạn đến ngân hàng để giới thiệu mở tài khoản thì càng tốt.
Travellers Cheques
Nếu bạn đang cầm trong tay một số tiền lớn mà chưa kịp mở tài khoản thì nên mua Travellers Cheques. Chỉ cần đi tới chi nhánh đổi tiền, nhà băng hay bưu điện để mua và trả tiền commision khoảng 1%. Khi dùng thì chỉ cần ký tên là được. Có một điều là nếu không dùng và khi đổi lấy lại tiền thì sẽ phải trả commission một lần nữa. Chung quy lại, chi phí sử dụng Travellers Cheque tốn hơn ngân khoản, nhưng rất thuận tiện và an toàn. Đặc điểm của nó là được chấp nhận hầu hết mọi nơi, không hết hạn, nếu mất thì ngân hàng sẽ hoàn lại tiền như cũ. Điều quan trọng là bạn phải giữ cái số serial number của mỗi cái cheque.
Cau chuyen Calais
Tôi may mắn được theo chồng sang London vào khoảng 5 năm về trước. Tuy cũng gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ & công việc nhưng tôi cũng dần dần thích nghi và hòa nhập với cuộc sống tại thành phố đa sắc tộc London. Khoảng 2 năm trước, tôi có dịp về Việt Nam thăm gia đình, thấy hoàn cảnh khó khăn của 2 người em trai không có việc làm ổn định mà còn phải nuôi vợ & con nhỏ. Nên tôi quyết định giúp cho 2 người em bằng việc bỏ ra 1 số tiền khá lớn để làm thủ tục cho chúng sang Anh. Mong rằng khi sang đây làm ăn chúng sẻ tự lo cho bản thân & giúp đỡ ít nhiều được cho vợ con. Từ khi bắt đầu quyết định làm giấy tờ cho đến ngày đi lên máy bay sang Pháp là những ngày tháng đợi chờ ở Việt Nam. Vì người của đường dây lúc nào cũng nói là sắp bay nên chúng đâu có làm ăn được gì. Cuối cùng, thì 2 đứa em tôi cũng có ngày bay sang Paris.
Đó là 1 ngày cuối tháng 07/2009, trong 1 đoàn người khoảng hơn 10 người thì có 2 người em tôi đã đặt chân đến sân bay Charles de Gaulle (Paris). Cả đoàn người 1 chữ tiếng Tây bẻ đôi cũng không biết. Khi đến nơi một số trong đoàn thì có người đón tại sân bây, còn em tôi thì chỉ có trong tay tờ giấy địa chỉ của khách sạn mà người của đường dây đã hẹn thôi. Vì cũng là lần đầu tiên xuất ngoại nên chúng chẳng biết phải gọi taxi như thế nào? Nói ra sao để người ta hiểu mà đưa mình đến khách sạn cần đến? Ngơ ngơ ngác ngác một hồi thì có 1 người thanh niên Việt Nam với dáng vẻ lịch sự tới bắt chuyện & hỏi thăm có cần sự giúp đỡ gì không. Chúng giống như gặp được ánh sáng trong bóng tối. Thấy người thanh niên đó nói đúng tên người của tổ chức đường dây nên chúng càng tin tưởng đi theo người ấy. Lên xe đi được 1 vòng Paris, thấy cảnh đường phố tráng lệ trong thâm tâm mỗi đứa đều nghĩ mình cũng gần đến nơi mà mình cần đến. Đi mãi mà vẫn chưa đến được khách sạn. Đi cho đến lúc trời tối thì xe cũng dừng, tưởng là đến nơi nhưng hai đứa tụi nó vẫn còn phải đi bộ thêm cả tiếng đồng hồ trong một không gian khá là vắng vẻ. Cuối cùng thì người dẫn đường nói là đã đến nơi, khung cảnh hiện ra trước mặt không phải là những căn nhà tiện nghi mà là những cái lều cái láng với hàng chục con người ở trong đó. Tụi nó không biết chỗ này là đâu mà cũng chỉ biết là nơi tập trung để tìm đường vượt qua biên giới vào Anh, nơi này mọi người vẫn gọi là Calais.
Kể từ khi chúng đặt chân đến Pháp thì tôi đã không liên lạc được vì những người điều hành trong đường dây này không cho em tôi liên lạc với người thân ở Anh Quốc mà chỉ được gọi về gia đình tại Việt Nam. Kêu người nhà phải bỏ một số tiền vào một tài khoản của 1 Ngân hàng ở Việt Nam thì mới được người của đường dây đưa đi tiếp sang Anh. Tôi nhận ra đây không phải là đường dây mà tôi đã hợp đồng lúc trước khi em tôi lên đường. Vì vậy, tôi phải bỏ công ăn việc làm mà tức tốc sang Calais. May mắn là tôi đã tìm gặp hai đứa nó khi nhờ sự giúp đỡ của những người của đường dây tôi hợp đồng trước đó. Chỉ ở trong đó khoảng 3 ngày, mà tụi nó đã thấy đã nghe khá nhiều câu chuyện bất hạnh của những người đi đường hướng về miền đất hứa Anh Quốc.
Sau đó, tôi đã đưa hai người em quay về lại đường dây mà tôi đã lo và sắp xếp cho chúng từ trước. Tại nơi ở mới là một căn nhà ở ngoại ô Paris với điều kiện ăn ở cũng được khá hơn ở Calais. Ở đây tôi có gọi điện sang trò chuyện hỏi thăm & gửi tiền tiêu vặt cho hai đứa mỗi khi tụi nó cần. Vì thời gian gần đây tình hình ở biên giới được kiểm tra khá kỹ nên chúng chỉ biết chờ đợi người của đường dây tổ chức chuyến sang Anh. Thật sự trong trí tưởng tượng của tôi cũng không nghĩ là đẩy em mình đến hoàn cảnh như trên. Chúng tiếp tục chờ đợi để nuôi hy vọng.
Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2009
Nhin tu nuoc Phap
Nguyễn Thị Cỏ May, Paris, Pháp
Trước đây, người Việt Nam đến được Âu châu đều trong tình trạng hợp lệ. Cảnh sát chẳng mấy khi xét hỏi giấy tờ người Việt trên đường phố. Từ khi có người Tàu đến đông, cảnh sát các nước Âu châu bắt đầu kiểm soát giấy tờ. Trên xe lửa, hành khách người Việt bị hỏi giấy tờ như thông hành hay căn cước. Và khi bị móc túi, người móc túi nhằm lấy giấy tờ hơn là tiền bạc vì giấy thờ tùy thân bán cao giá. Người Tàu mua sử dụng tạm trong thời gian giấy tờ còn hiệu lực. Cảnh sát Tây khó phân biệt người Việt với người Tàu. Ngày nay, việc buôn bán này mất thị trường vì giấy tờ được kiểm soát bằng máy. Ngày nay, người Việt đến Âu châu, có một số không có giấy tờ . Họ đến lậu bằng đường bộ Nhưng họ đều chọn sanh sống tại các nước thuộc Đông Âu cũ. Gần đây, có người Việt được đưa qua Anh sanh sống. Họ đến Anh bằng nhiều cách. Du lịch rồi ở lại luôn, khai tuổi nhỏ. Một người 22/23 tuổi, nhứt là dân miền Thanh Hóa Nghệ Tĩnh, khai mới 16/17 tuổi. Cảnh sát Anh chịu thua. Vị thành niên, họ có quyền được ở lại Anh nếu không có ai nhận lãnh. Theo thời gian, họ tìm cách xin điều chỉnh giấy tờ.
Mùa đông rồi, có lối 300 người Việt trên đường qua Anh dừng chân trong một cánh rừng nằm sát bờ biển miền bắc nước Pháp để chờ được đưa qua Anh. Họ đến từ Việt Nam, từ các nước Đông Âu cũ như Tiệp-khắc, Hung-gia-lợi, Bun-ga-ri,…sau khi hết hợp đồng lao động mà họ không về xứ vì nhiều lý do. Trong số người chờ đợi để được đưa qua Anh mong thoát khỏi kiếp nghèo, cơ cực, áp bức ở quê nhà, có một thanh niên 26 tuổi tử nạn. Cái chết tức tưởi của anh Nguyễn Văn Mác được anh chị em cùng cảnh ngộ tổ chức tang lễ tại chỗ, tức trong cánh rừng, cạnh bờ hồ, bên kia 30 km là miền Đất Hứa. Thân xác sau khi Cảnh sát làm xong thủ tục được hỏa táng .
Đó là một số những người trẻ trong lớp tuổi cao nhứt là 45. Có người rất trẻ, chỉ từ 16/17 tuổi. Họ đến từ nhiều vùng Miền trung của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh . Họ được giới thiệu, đúng hơn, bị dụ dỗ đi qua Anh để kiếm tiền. Chỉ trong vài tháng là kiếm đủ tiền trả lại chi phí đưa đi. Sau đó, là làm giàu. Tất cả đều là những người sanh sống ở thôn quê vô cùng cơ cực. Nay nghe nói đi qua xứ Anh kiếm tiền, ai mà không ham. Chẳng những kiếm tiền để thay đổi đời sống bản thân, mà còn cải thiện cả gia đình. Thế là họ bán nhà, bán tất cả cái gì họ đang có, cầm thế ruộng đất, vườn tược vì những thứ này không bán được…để gom cho đủ số tiền chồng cho người lãnh đưa đi. Số tiền không phải nhỏ: từ 10 000 đến 15 000 $US cho một người. Từ Việt Nam, họ được tổ chức môi giới làm hồ sơ, giao đầy đủ giấy tờ, vé máy bay đi qua Mạc-tư-khoa. Tới đây, giấy tờ bị thu lại. Họ được chỉ định chỗ tạm trú để chờ người khác dẫn đi qua Tây Âu bằng đường bộ. Người hướng dẫn từ Việt nam biến mất. Người sẽ đến dẫn đi giai đoạn kế tiếp là ai, chừng nào tới, chương trình đi như thế nào,… không ai được biết trước gì hết. Chỉ biết phải chờ đợi tới phiên mình sẽ được kêu đi. Không phải họ cùng đi một lượt, mà từng người hoặc từng hai ba người. Họ phải kiên nhẫn ở đó chờ vì trông thấy đã có người đi rồi. Phiên mình sẽ kế đó thôi.
Từ Mạc-tư-khoa qua Tây-âu, họ đi bằng xe cam-nhông chở hàng. Ăn uống phải tự lo lấy vì người chở đi không cho ăn uống. Nhiều khi, họ phải đổi xe nhiều lần. Có khi phải đi bộ băng rừng nhiều cây số để lẩn trốn cảnh sát địa phương vì họ hoàn toàn bất hợp lệ.
Quãng đường này có khi phải đi mất nhiều tháng. Đi trong mùa đông của Đông Âu. Tuyết lạnh thấu xương vì y phục quá đơn sơ. Mà không thể quay lại vì không có người dẫn đường về. Đi về không có trong hợp đồng. Đi như vậy, có gần 300 người lần lượt đến bên bờ biển Manche, trong một cánh rừng, trong mùa đông năm rồi để chờ qua xứ Anh. Cánh rừng này nằm cách bờ biển chừng vài cây số, và cách xứ Anh chừng 30 km vì chỗ này gần với nước Anh hơn hết. Ngày xưa, năm 1926 tại đây, có một phụ nữ Mỹ, cô Gertrude Ederle, 19 tuổi, bơi qua Anh từ mũi Gris-Nez của thành phố Pas-de-Calais mất 14 giờ 31 phút. Cô giựt tất cả kỷ lục bơi lội.
Họ ở tạm từng nhóm nhỏ dưới những tấm bạt ny-long che mưa và tuyết. Còn lạnh, thì co người lại chịu đựng. Ăn uống phải tự túc. Có nhiều người không có tiền vì chỉ có đủ tiền trả cho dịch vụ từ Việt Nam mà thôi. Đến đây, họ lại mất liên lạc cũ, mà phải chờ liên lạc mới, tức người sẽ hướng dẫn họ qua Anh. Cánh rừng Téteghem không lớn và không phải thứ rừng già như ở Việt Nam. Rừng ở Pháp phần lớn được Chánh quyền chăm sóc chu đáo. Rừng vừa là lá phổi của Thành phố vừa là nơi ngày xưa cho người dân nghèo vào lấy củi về sưởi mùa đông, như công điền bên Việt Nam. Cánh rừng Téteghem nằm không xa Giáo xứ của Linh mục Phạm Xuân Đào nên Linh mục trông thấy người Việt Nam đi qua lại . Ông bèn hỏi chuyện nên được biết hoàn cảnh của những người tỵ nạn đồng bào của ông.
Giữa mùa đông rồi, Lm Phạm Xuân Đào tổ chức một cuộc viếng thăm “trại tạm cư “ của người Việt Nam. Ông mời Giám mục Ulrich, Thị trưởng Franck Dhersin cùng đến tận nơi để nhìn qua hoàn cảnh sanh sống của một nhóm hơn 20 người ở gần nhứt. Trong nhóm, tuổi từ 20 đến 42, có 4 phụ nữ. Tất cả đều không có ai nói được một ngoại ngữ nào ngoài tiếng Việt. Họ ở trong những túp lều ny-long tạm che mưa và tuyết, nhưng đất thì bùn sình vì họ dẫm lên nhiều ngày làm dậy sình. Dĩ nhiên họ thiếu thốn đủ mọi thứ. Có người phải đi sâu vào rừng tìm hái lá luộc ăn tạm qua ngày. Sau khi được Giáo xứ và Chánh quyển thị xã thăm viếng, họ được tiếp tế thực phẩm và vài thứ nhu yếu phẩm và dụng cụ nấu nướng, vệ sinh. Tiếp theo, họ được Hội địa phương SALAM mang đến cho bữa ăn nóng mỗi tuần một lần. Nhưng ông Jean-Pierre Leclerc, Chủ tịch, cho biết phương tiện của Hội SALAM rất giới hạn. Cũng may, có Hội khác tiếp cho thêm một bữa ăn nóng trong tuần. Hội y sĩ không biên giới đến chăm sóc sức khỏe vào thứ năm mỗi tuần. Khi Lm Phạm Xuân Đào biết được có người Việt Nam đến đây tạm trú chờ được đưa qua Anh, ông bèn kêu gọi trong những người Việt Nam quen biết, kẻ ít người nhiều, đóng góp tiền bạc, quần áo, giày dép, vật dụng hằng ngày như kem, bàn chải, khăn, sà-bông, bột giặt, …chở đến phân phối cho trại gần Giáo xứ. Còn ở sâu trong rừng, cách nơi đó xa hơn, còn nhiều nhóm khác cũng đang chờ đợi để sẽ được qua Anh. Họ cũng sống trong tình cảnh không gì lấy làm khả quan hơn. Trong nhóm hơn hai mưoi người này, đã có vài người được đi qua Anh. Chỉ biết những người này đã rời khỏi đây, chớ không có liên lạc từ khi họ được gọi đi. Những người ở đây đều tránh nói về họ, về chuyến đi. Họ được học tập kỷ luật của giới giang hồ môi giới từ ở Việt Nam. Mà ở Việt nam, họ còn gia đình nằm trong tay của ban tổ chức đen.
Những người môi giới hé cho người muốn đi qua Anh biết là qua được xứ Anh sẽ có nhiều việc làm hái ra tiền . Đi lao động có lương cao hơn ở Pháp, ở Đức. Ngoài ra còn nghề trồng “cỏ”. Chỉ sau 18 tuần lễ, với một căn phòng diện tích chừng 30 m2, có thể thu hoạch được ít nhứt mươi ngàn euros. Pas-de-Calais được chọn làm nơi dừng chân để chờ qua biển đến nước của Nữ Hoàng vì nơi đây là trục lộ chánh của tàu bè và các loại xe cộ đi qua Anh, bằng đường biển hay đường hầm xuyên qua biển Manche. Đường biển, các chiếc đò máy (Ferries) chở hành khách và xe vượt biển Manche, nếu thời tiết tốt, mất chừng hơn 1 giờ. Còn đi qua đường hầm mất chỉ có nửa giờ. Di dân lậu của các nước Trung đông hay Việt Nam qua Anh, đều đến Pas-de-Calais, chờ xe hàng sắp sửa qua hầm bèn nhảy lên xe trốn vào một chỗ nào đó. Nếu xe cửa có khóa, họ đập khóa. Thật ra, việc nhảy lên xe hàng không phải tài xế không biết vì đã được điều đình trước rồi. Nhưng khi bị bắt, thì tài xế phủ nhận trách nhiệm. Việc trốn qua Anh bắt đầu từ lúc chiến tranh Nam-tư vào năm 1999. Lúc đó, đông đảo người Kosovars tìm đường qua Anh tỵ nạn bằng ngả Pas-de-Calais. Họ tập trung ở Pas-de-Calais nên Chánh quyền Pháp sử dụng một nhà kho làm nơi tạm trú đón nhận họ. Chỉ một tháng sau, nhiều lều trại mộc lên khắp nơi dọc ven bờ biển. Trại Sangatte chánh thức mở cửa dưới sự quản lý của Hồng Thập Tự. Năm 2002, con số người tỵ nạn Iraniens, Afghans, Irakiens lên đến 25 000. Các phe phái chánh giới Pháp bắt đầu chỉ trích điều kiện tiếp đón của Chánh phủ không hội đủ tiêu chuẩn. Tháng 5/2002, Tổng trưởng Nội vụ Sarkozy đóng cửa và cho dẹp trại Sangatte. Từ đó đến nay, vẫn còn di dân Đông Âu hay Trung Đông đến đây sống lang thang để chờ cơ hội qua Anh. Số người nhảy lên xe hàng đang chạy bị tai nạn chết không phải ít. Trong trại, phe cánh đánh nhau, giành nhau phẩm vật tiếp tế, thanh toán nhau vì chuyện từ quê hương xứ sở hoặc trên đường đi vẫn thường xảy ra như cơm bữa .
Anh Nguyễn văn Mác, 26 tuổi, ngày 19 tháng 5 năm 2009, hồi 3 giờ 40 phút, trên xa lộ A16, theo sự hướng dẫn của người tổ chức đưa đi, anh đã nhảy lên xe hàng để vượt thoát qua Anh, nhưng chẳng may bị tai nại thảm hại . Anh chết để lại cha, vợ và một đứa con nhỏ ở Việt Nam. Cảnh sát khám nghiệm tử thi anh Mác và thông báo cho Tòa Đại sứ Hà Nội tại Paris. Nhân viên Chánh quyền cộng sản Hà Nội không trả lời Chánh quyền Pháp ở Téteghem. Thế là thi hài của anh Nguyễn Văn Mác được anh chị em trong nhóm, với sự giúp đỡ của Lm Phạm Xuân Đào, lo tổ chức hỏa táng với cả nghi lễ tôn giáo. Tro được giữ lại chờ cơ hội đưa về cho gia đình anh ở Việt Nam. Số người Việt Nam ở Vùng Pas-de-Calais vẫn còn khá đông vì số người ra đi nhỏ giọt và thời gian chờ đợi quá dài. Sự giúp đỡ có tính cách riêng tư trong khuôn khổ địa phương. Giúp đỡ chu đáo những người di dân này thì vô tình khuyến khích nhiều chuyến đi nữa, dấn thân vào cuộc phiêu lưu đầy bất trắc nguy hiểm. Nhưng không giúp thì lòng người xót xa vì cảnh đồng bào ra đi tìm cái sống trong cái chết nơi xứ người.
RvPhạm Xuân Đào
2 bis, rue de la Branche
59 229 Téteghem - France
Tel. 33 3 28 26 14 04
Chez Fabienne DEWAILLY
9, rue de Leffrinckouche
59 229 UXEM - France
Françoise Lavoisier, tel. 33 3 28 60 83 27
contact@associationsalam.org
Thứ Ba, 1 tháng 9, 2009
Nguoi rom o Ba Lan
http://wietnam-polska.wikidot.com/ba-lan:doi-an-xa-ng-nc-ngoai
Đòi ân xá cho người nước ngoài
Bến Việt (29.08.2009) Tin Ba Lan - Phát Ngôn Viên Quyền Công Dân, ông Janusz Kochanowski yêu cầu ân xá 300 ngàn người nước ngoài đang cư trú bất hợp pháp tại Ba Lan, trong đó có 50 ngàn người Việt Nam.
Lời của Phát Ngôn Viên Quyền Công Dân (Rzecznik Praw Obywatelskich) được báo "Polska" thuận lại, nói có tới 300 ngàn người nước ngoài đang cư trú bất hợp pháp tại Ba Lan. Đề đạt của ông được gửi qua thư tới Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan (Ministerstwo Spraw Wewnętrznych i Administracji - MSWiA). Qua đó, ông cũng nói đây là điều bộ luật mới đang soạn thảo về người nước ngoài cần có.
Theo ông Janusz Kochanowski, ân xá (abolicja) phải được vận dụng cho tất thảy người nước ngoài đang sinh sống bất hợp pháp tại Ba Lan trong đó có khoảng 50 ngàn người Việt và trên dưới 300 ngàn người Ukraina. Ân xá giúp cải thiện cuộc sống của người nước ngoài, mang lợi cho Ba Lan về dân số, bổ xung ngân quỹ eo hẹp cho các khoản hưu khi người nước ngoài làm việc hợp pháp, đóng thuế vào ngân sách Ba Lan sau khi đã hợp pháp hóa cư trú trên đất này.
Vừa qua, MSWIA có gửi thư xin ý kiến của các tổ chức chính phủ (ví dụ như cơ quan của Phát Ngôn Viên Quyền Công Dân) và phi chính phủ (NGO's) chuyên trách về người nước ngoài tại Ba Lan trong đó có Quỹ Nhân Quyền Helsinki, Quỹ Nhân Quyền Halina Niec (trụ sở tại Krakow), Quỹ chống Nô lệ và Buôn người La Strada và cả Hội Tự Do Ngôn Luận có chi nhánh Bến Việt. Đóng góp của các tổ chức phi chính phủ giúp MSWiA hoàn tất bộ luật mới về người nước ngoài, trong đó rất có thể luật ân xá lần thứ 3 sẽ được ban hành.
Hội Tự Do Ngôn Luận với chi nhánh Bến Việt đã trả lời tham luận một cách chuyên sâu và cũng có những đề nghị tương tự như ông Janusz Kochanowski đưa ra với MSWiA về luật ân xá cho người Việt Nam và những nhóm người nước ngoài khác.
Hai đợt ân xá tại Ba Lan từng diễn ra hồi 2003 và 2007 nhưng chưa giải quyết thấu đáo vấn đề người nước ngoài bất hợp pháp.
Luận mới về người nước ngoài còn trong quá trình soạn thảo. Để đi vào hiện hành, luật mới có thể phải trải qua quãng thời gian 6 tháng cho Quốc hội xét duyệt và sửa đổi.
© Bến Việt
Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2009
UK Border Agency
UK Border Agency chuyển về Liverpool
Cục biên phòng Anh đang chuyển trụ sở về Liverpool và tuyển 1.000 nhân viên địa phương. Nhiều chỗ làm việc ở London sẽ được chuyển về tòa nhà Capital Building ở Liverpool, cũng chính là khu trung tâm văn phòng ở đây. Điều đó có thể giải thích tại sao trong thời gian qua có thêm nhiều vụ khám xét, truy lùng và bắt giữ người rơm ở Liverpool và Birmingham. Mới đây, đài truyền hình Sky1 thông báo sẽ tiếp tục quay thêm 10 chương trình UK Border, nối tiếp loạt chương trình đi theo UK Border Agency để quan sát những sự vụ xảy ra ở biên giới nước Anh.
http://www.propertyweek.com/story.asp?sectioncode=36&storycode=3143079&c=1
Lay van tay sinh vien
Hàng nghìn sinh viên ở London đang bị yêu cầu phải cho dấu vân tay trước khi vào lớp, được coi là biện pháp để loại trừ nạn di dân bất hợp pháp. Theo tin trên tờ London Lite chiều thứ Năm 18.6.2009 thì trường LSOC đã lắp đặt và vận hành một hệ thống lấy vân tay để ghi nhận giờ lên lớp của các sinh viên nước ngoài, và dọa sẽ báo danh sách những ai vắng mặt cho Home Office. Làm hồ sơ du học rồi sang Anh bỏ học đi làm, sau đó ở lại bất hợp pháp là một trong số những phương pháp phổ biến của người rơm ở Anh. Nhưng sinh viên nước ngoài cũng là nguồn thu nhập quan trọng không chỉ cho các trường đại học ở Anh mà còn cả nền kinh tế Anh nữa, với doanh thu trên 8 tỷ bảng mỗi năm.
Chui nham xe quan su
Một người rơm Afghanistan đã làm náo loạn cả doanh trại quân đội Anh ở Sandhurst vì tín hiệu báo động khẩn cấp vào giữa đêm hồi cuối tháng Sáu vừa qua. Hóa ra anh chàng này cũng chui xe tải ở Calais để vào Anh như nhiều người rơm khác, trót lọt ngồi vào toilet một chiếc xe buýt chuyên dùng để chở binh sĩ Anh. Có lẽ vậy mà đoạn đường tiếp theo trót lọt, không bị biên phòng phát hiện. Nhưng đến khi vào cổng doanh trại ở Camberley, vùng Surrey, phía nam London, cũng không bị cảnh vệ phát hiện luôn. Cho đến khi nửa đêm bò ra thì tất cả đều hoảng loạn vì tưởng là có một kẻ đánh bom cảm tử, nhận nhiệm vụ của Taleban, trốn từ Afghanistan sang tận Anh để thực hiện nhiệm vụ. Vụ này khiến tất cả tướng lãnh quân đội Anh hoảng hồn, vì nếu anh người rơm nọ chui lọt được thì Taleban hay al-Qaeda cũng có thể thực hiện thành công một vụ đánh bom tự sát như ngay trên đất Afghanistan hay Iraq vậy. Tổng tư lệnh quân đội, tướng Sir Richard Dannatt yêu cầu phải mở cuộc điều tra khẩn cấp.
Quoc tich gia
Ngày 19.6.2009 báo Metro đưa tin về một vụ lừa đảo qui mô không thể ngờ. Anh chàng Li Xiang 29 tuổi đã thu 20.000 bảng cho mỗi bộ hồ sơ làm quốc tịch của Người Rơm để cấp cho họ hộ chiếu giả. Sự vụ đã bị điều tra và đưa ra tòa ở Stratford, phía Đông London, và tiếp theo đó là Southwark Crown Court. Khoảng 20 người ngây thơ đã tin tưởng đưa tiền, và đến dự buổi lễ vào quốc tịch giả mạo, được tổ chức ở Central Methodist Hall ở ngay khu trung tâm Westminster vào tháng Mười Hai năm 2007. Li Xiang đã làm giả toàn bộ buổi lễ, từ viên chức cho đến cả một người giả làm bộ trưởng bộ nội vụ Anh đến chứng kiến. Trả 20.000 bảng và nhận được quyển hộ chiếu giả cho nên lẽ hiển nhiên là những người rơm tội nghiệp đó đã bị bắt ngay tại cửa khẩu biên giới và cảnh sát điều tra phanh phui ra toàn bộ vụ việc. Người rơm chúng ta cần phải cẩn thận trước các dịch vụ giấy tờ để khỏi tiền mất tật mang.
Thứ Tư, 17 tháng 6, 2009
Di tu vi dung ho chieu gia
Cac ban dich giup bai nay nua nhe
Mới đây, một di dân bất hợp pháp bị bắt ở Southall và giam trên hai năm vì tội ăn cắp danh tích của một người đàn ông rồi sống giả mạo dưới tên người này suốt cả chục năm liền. Đó là một công dân gốc Ấn Độ, tên là Sukhjiwan Singh Burham, sống trên đường Erica Close, Slough, bị UK Border Agency bắt giữ trong một vụ tầm nã vào một công ty chế biến thức ăn ở Souhall vào ngày 2 tháng Tư năm 2009 vừa qua.
Người này nhận mình là công dân Anh, có tên là Avtar Singh, và trong lúc khám xét nhà thì cảnh sát cũng tìm thấy một tờ đăng ký kết hôn và một bằng lái xe với tên này. Tuy nhiên, cảnh sát cũng lại tìm thấy những bức thư và các loại giấy tờ khác với tên thật của anh ta. Sau khi kiểm tra thì UK Border Agency phát hiện thấy nhân vật Avtar Singh thật đúng là công dân Anh, nhưng lại đang sống ở Canada. Cho nên anh chàng này được chuyển cho giới chức ở British High Commussion thẩm vấn để xác nhận tên tuổi thật. Sau đó anh ta đã nhận mình đã vượt biên vào Anh hồi năm 1996 rồi trả 3.000 bảng để mua một quyển hộ chiếu Anh.
Anh ta đã dùng quyển hộ chiếu giả đó để đem vợ mình vào, cưới cô này ở Ấn Độ năm 2003, và có ba con với cô ta. Khi ra tòa ở Reading anh ta đã nhận tội gian lận và nhiều tội danh khác liên quan đến nhập cư, cho nên sẽ phải ngồi tù hai năm rưỡi, và sau đó tự động bị trục xuất. Vợ và con của anh ta đang chờ bị đưa về nước.
Bat nguoi o nha hang
Ba nhà hàng châu Á ở vùng miền nam xứ Wales bị phạt sau cuộc kiểm tra của Cục biên phòng phát hiện thấy có người lao động bất hợp pháp, theo tin trên tờ South Wales Guardian.
Ba chủ nhà hàng ở Ammanford, Llandybie và Ystalyfera sẽ bị phạt tính trên mỗi nhân viên bất hợp pháp là 10.000 bảng Anh trừ khi chứng minh được là trước khi nhận việc đã kiểm tra giấy tờ đầy đủ đối với những người này. Nhà hàng Shezan ở College Street, Ammanford thuê một thanh niên Bangladesh 31 tuổi, làm bồi bàn, đã ở lại Anh làm việc sau khi hết hạn visa. Nhà hàng China Wok ở Church Street, Llandybie thuê hai phụ bếp bất hợp pháp, là một phụ nữ Trung Quốc 47 tuổi và một người đàn ông Bangladesh 50 tuổi. Ba người này chờ đến ngày được cấp giấy thông hành là sẽ ngay lập tức bị trục xuất về nước.
Ở nhà hàng thứ ba là Ming Kee Takeaway ở Wern Road, Ystalyfera thì có đến bốn nhân viên đều là lao động bất hợp pháp. Một thanh niên Malaysia 33 tuổi cùng một cô gái Malaysia 24 tuổi trốn ở lại sau ngày hết hạn visa. Một thanh niên Trung Quốc 26 tuổi mới vượt biên bất hợp pháp vào Anh và một người đàn ông Trung Quốc 38 tuổi xin tị nạn bị bác nhưng không rời nước Anh. Phát ngôn nhân cho cục biên giới nói người đàn ông Malaysia bị giam trong trại dành cho dân nhập cư còn ba người còn lại cũng sẽ bị trục xuất ngay khi làm xong hộ chiếu cho họ. Nhà hàng cũng đóng cửa chiều hôm đó vì không còn nhân viên nào làm việc.
Jane Farleigh, giám đốc vùng của UK Border Agency ở vùng Wales and South West nói họ thực hiện vụ kiểm tra và bắt giữ sau khi nhận được tin báo về người lao động bất hợp pháp.
BBT: Trong vài tháng qua số vụ kiểm tra và bắt giữ Người Rơm ngày càng nhiều, cho thấy chính sách quyết liệt của cơ quan UK Border Agency mà chúng tôi đã giới thiệu trong các số báo trước. Có thể thấy họ phải làm như vậy để nộp báo cáo đẹp về mình trước kỳ bầu cử quốc hội và thay đổi chính phủ vào năm sau, đồng thời cũng để giải trình về hoạt động của mình sau ngay thay đổi cơ cấu tổ chức. Một trong số các qui luật có thể rút ra là họ thường chỉ kiểm tra những cơ sở nào trước đó từng ghé thăm, hoặc khi nhận được tin báo, thư phản ảnh từ địa phương. Do đó khả năng bị kiểm tra thường không cao và quan trọng nhất là chúng ta phải chuẩn bị trước tinh thần để đối phó nếu gặp tình huống đó. Người chủ phải chuẩn bị giải trình là đã kiểm tra giấy tờ nhân viên, còn nhân viên nếu không có hộ chiếu trong người thì thường sẽ được nhân viên biên phòng thả ra ngay sau đó nếu có lời khai hợp lệ. Khoản tiền phạt 10.000 bảng Anh trên mỗi nhân viên bất hợp pháp cũng có thể được người kiểm tra miễn và chỉ cảnh cáo nếu chủ lao động hợp tác tốt và chỉ mới vi phạm lần đầu.
Frontex
Đầu tháng Sáu vừa qua, khoảng 100 Người Rơm Việt Nam ở Đức và Ba Lan bị trục xuất cùng lúc về nước. Đây là diễn biến đặc biệt đáng chú ý vì đây là vụ trục xuất hàng loạt đầu tiên, dễ tạo tiền lệ cho một chiến dịch trục xuất rất nhiều người Việt về nước.
Người tổ chức và thực hiện chiến dịch này chính là Frontex, một cơ quan mới được thành lập vào tháng Mười năm 2005. Đó là một tổ chức có nhiệm vụ phòng vệ biên giới Liên hiệp châu Âu, đặt trụ sở ở Warszawa, Ba Lan, nhưng hoạt động khắp biên giới các nước, đặc biệt là các nước phía nam châu Âu như Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha, nơi đang có làn sóng người nhập cư bất hợp pháp từ Bắc Phi đổ vào. Về mặt tổ chức, họ liên kết với bộ nội vụ các nước EU, Interpol và A18 của bộ công an Việt Nam. Trang mạng của Frontex có địa chỉ Internet là www.frontex.europa.eu. Ngoài quyền lực hoạt động, Frontex cũng được tăng dần ngân sách, từ 6,2 triệu euro vào năm 2005 lên thành 19,2 triệu euro trong năm 2006 và tiếp theo là 22,2 triệu euro trong năm 2007 chưa kể 13 triệu tiền dự trữ. Hiện cơ quan này có thể sử dụng 20 máy bay, 30 trực thăng và khoảng 100 tàu chiến để giúp tuần tra biên giới, dưới quyền điều động của giám đốc điều hành Ilkka Laitinen.
Trên thực tế, hoạt động của Frontex chủ yếu mang tính phối hợp giữa các cư quan biên phòng của các nước, mà một trong những vai trò quan trọng là huấn luyện cho biên phòng các nước yếu kém và nghiên cứu triển khai các hệ thống phòng vệ và theo dõi biên giới hiện đại. Nhìn vào cơ cấu tổ chức thì trung tâm xử lý tình hình biên giới hay các nhóm đặc nhiệm chỉ là một phần rất nhỏ của cơ quan. Giới bình luận nói rằng do tiêu chí hoạt động không rõ ràng, lại đặt trụ sở ở Warszawa cho nên thời gian đầu Frontex không tìm được đủ số lượng nhân viên cần thiết. Nay thì có vẻ khá nhiều người Ba Lan nằm trong số 200 nhân viên hoạt động của Frontex. Hoạt động của Frontex hiện không được dư luận ủng hộ. Hàng trăm công dân châu Âu mà chủ yếu là người Đức đã kéo về sân bay Schoenefeld ở Berlin để biểu tình phản đối vụ trục xuất 100 người rơm về Việt Nam. Hàng chục người khác mà đa số là Ba Lan đã kéo về trụ sở của Frontex ở Warszawa để biểu tình phản đối sự hiện diện của cơ quan này. Việc Frontex và biên phòng Ba Lan hợp tác với cơ quan A18 của bộ công an Việt Nam cũng nhiều lần bị báo chí Ba Lan và châu Âu lên tiếng.
Thứ Tư, 10 tháng 6, 2009
Bat nguoi o tiem Nail
Đội đặc nhiệm phát hiện thấy ba công dân Việt Nam, một phụ nữ 25 tuổi và hai đàn ông lần lượt 31 và 37 tuổi, đang làm việc trái phép. Cả ba người trước đây đều từng xin tị nạn và bị bác đơn. Hai người đàn ông bị giam, còn người phụ nữ được thả theo điều kiện trình diện. Cả ba người đều có nguy cơ bị trục xuất về nước. Chủ tiệm nail nhận thư cảnh cáo nếu họ tiếp tục nhận nhân viên không qua kiểm tra quyền lao động thì sẽ bị phạt 30.000 bảng.
Gareth Redmond là giám đốc phụ trách vùng Tây London và Đông Nam nước Anh của Cục biên giới nói: "Các lực lượng của chúng tôi phối hợp chặt với chính quyền địa phương, cảnh sát và các cơ quan khác để truy lùng các chủ lao động thuê công nhân bất hợp pháp. Chúng tôi hiện có quyền phạt nặng những cơ sở nào không thực hiện đúng luật - 10.000 bảng trên mỗi nhân viên bất hợp pháp."
BBT:
Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2009
Bat nguoi rom
Cac ban dich tiep bai nay cho so sau, them phan phu luc cach nao de duoc tha sau khi bi bat
Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2009
Loi ich cua Internet
Lan - Câu chuyện sang Tây
Một trong những truyện ngắn được đăng trên trang mạng này là của nhà văn Do.honza, có đoạn kể về những ngày đầu trên đất khách quê người của một cô gái Người Rơm:
Mặt đỏ bừng ông càng hưng phấn, tay chân ông hoạt động loạn xạ. Vì quá bất ngờ Lan không còn biết phải làm gì nữa, cô càng đẩy ra thì càng làm ông máu hơn. Xoảng, cả hai túi đồ từ trên tay Lan rớt xuống nền nhà, chắc lọ dưa chuột ngâm hay chai bia nào vỡ. Lan càng hoảng hơn cố gỡ ra khỏi vòng tay ông Long để thu dọn lại. Ông Long bỗng quát lên: Cô cứ để đó, cởi quần áo ra!
Lan bủn rủn cả người, cuộc đời thật là chớ trêu. Còn gì trên đời này mà cô không nếm trải qua đâu. Kể từ khi lên máy bay sang Liên Xô tới giờ cô đã chấp nhận bao đoạn trường; nhân phẩm, danh dự, lòng tự trọng của con người chẳng là cái gì trong cái nền kinh tế thị trường khốc liệt này. Mua và bán; thuận mua vừa bán, miễn là không ăn quỵt của nhau là ổn. Bí quá thì lừa đảo, chấn lột, cướp giật. Đi theo ông Long, cô hiểu rất rõ mình sẽ phải làm gì, có gì và mất gì. Cô can tâm và chấp thuận quyết định điều đó.
Vậy mà sao lại thế này ? Cô muốn gì ? Sự trong sáng ư ? Tình yêu lãng mạn ư ?
Không có đâu. Cô chỉ dám xin một chút ít thời gian để mọi việc xảy ra tự nhiên, tự nguyện và không thô bạo thôi.
Lan nhìn thẳng vào ông Long với con mắt khẩn cầu: “Anh cho em chút ít thời gian đi, dù sao thì anh em mình cũng nên biết về nhau hơn một chút. Em sẽ ở đây với anh mà”. Câu cuối cùng cô nói rất nhẹ nhàng như muốn gửi một thông điệp thay cho lời chấp thuận và tuân thủ của mình.Nhưng lúc nay ông Long đã không còn đủ sáng suốt để hiểu và cảm nhận lời cầu xin của Lan. Máu trong người ông đang sôi lên, con thú trong ông gầm lên giận dữ, ông muốn chinh phục, ông phải chinh phục, con mồi này là của ông, ông phải ăn sống nuốt tươi nó ngay lúc này, ngay tại đây, tại nhà của ông. Ông dằn giọng: “Cởi quần, áo ra !”.
Quyên - Câu chuyện một người vượt biên
Gần đây tại Việt Nam cũng đang ồn ào dư luận quanh quyển tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Văn Thọ, được NXB hội nhà văn xuất bản năm 2009, mà một đoạn trong bài giới thiệu trên báo Thanh Niên viết như sau:
Hơn 440 trang viết như những thước phim quay chậm. Ngôn ngữ tiểu thuyết đậm chất điện ảnh và có tính phóng sự của Quyên cho thấy Nguyễn Văn Thọ là một tay bút khá già dặn trong bố cục. Không có gì mới về mặt nghệ thuật nhưng lối dẫn chuyện khá hấp dẫn, bởi đầy ắp chi tiết đời sống và hơi thở đắng cay, lãng mạn của hiện thực. Quyên, một cô gái có học, trẻ đẹp theo chồng vượt biên từ Nga sang Đức. Vợ chồng lạc nhau, cô bị Hùng - một kẻ làm nghề dẫn đường cưỡng hiếp và buộc phải sống cùng anh ta 8 tháng tại một căn nhà tạm bợ trong rừng biên giới. Quyên có thai. Đến lúc ấy, Hùng mới cảm thấy thật sự yêu thương Quyên, đưa cô vượt biên sang Đức để sinh con và tìm chồng. Nhưng Hùng gặp tai nạn ô tô khi cố đánh lạc hướng xe cảnh sát, để Quyên lên xe của một người bạn vượt biên. Quyên gặp lại chồng, nhưng bị chồng ruồng rẫy trong lúc sinh con, cô bế tắc toan tự sát, may sao lại được Kumar, một người tị nạn cùng trại, cứu thoát. Họ sống với nhau như vợ chồng trong một quán ăn nhỏ. Sau đó, nghe tin Hùng sắp chết và muốn được gặp mặt con, Quyên đã mang con tới gặp Hùng lần cuối trước khi anh lìa đời. Quyên đã mang tro cốt của Hùng về nước trong khi Kumar lại đi tìm cô...
Mới chỉ đi chặng đầu tiên từ Việt Nam sang một nước châu Âu mà đã có bao nhiêu câu chuyện làm xúc động người đọc, chắc chắn những Người Rơm Anh quốc với ít nhất là hai chặng đường vượt biên sẽ còn có thêm nhiều câu chuyện xúc động khác muốn chia sẻ. Bạn hãy nhờ bạn bè chỉ cách sử dụng email, rồi kể câu chuyện của mình qua email gửi cho BBT vào địa chỉ nguoiromuk@yahoo.co.uk, chúng tôi sẽ giúp bạn chỉnh sửa lại thành một câu chuyện văn học để chia sẻ trên trang báo của chúng ta.
Loi mo dau cho so bao thu 2
Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2009
Bat cong ty thue nguoi rom
Cac ban giup them cho bai nay nua, va nho phan ghi chu ve Ask a Lawyer Online
The chung minh cho nguoi nuoc ngoai
Cac ban giup dich tiep bai nay.
Tìm hiểu luật pháp Anh
Thẻ ID cho người nước ngoài
Cục biên giới Anh quốc có tên tiếng Anh là UK Border Agency, là một cơ quan trực thuộc Bộ nội vụ - Home Office. Họ có trang nhà ở địa chỉ http://www.bia.homeoffice.gov.uk/, cũng là nơi có sẵn đủ mọi mẫu đơn cho các loại giấy tờ có liên quan đến biên giới nước Anh. Từ hồ sơ cấp visa hay xin tị nạn cho đến hướng dẫn thủ tục cấp thẻ định cư, nhập quốc tịch...
Gần đây cơ quan này có qui định yêu cầu người nước ngoài phải có thẻ ID. Hiện họ đã áp dụng một phần từ ngày 25.11.2008 đối với công dân các nước châu Âu (EEA và Thụy Sĩ) và mở rộng ra cho nhiều đối tượng từ ngày 31.5.2009, sẽ tiếp tục thi hành cho số người nước ngoài tồn đọng trong vòng ba năm và sẽ đạt chỉ tiêu 90% người nước ngoài có thẻ ID vào năm 2015. Mẫu thẻ như dưới đây:
Mặt sau của thẻ là con chip điện tử lưu giữ thông tin biometrics về người mang thẻ, trong đó có dấu vân tay. Các thông tin này sẽ do các chi nhánh ở Croydon, Sheffield, Liverpool, Solihull, Cardiff, Glasgow và Amagh thực hiện. Người được cấp thẻ đồng thời cũng sẽ được dán một sticker vào hộ chiếu của mình. Hồ sơ xin cấp thẻ có sẵn trên trang nhà của UK Border Agency như địa chỉ đã giới thiệu. Theo qui định mới thì khi ra khỏi nước Anh, người nước ngoài phải trình thẻ cùng với hộ chiếu với biên phòng cửa khẩu. Khi quay lại, bên cạnh hộ chiếu và visa trên hộ chiếu, người nhập cư cũng phải trình thẻ ID này. Luật thẻ ID không áp dụng cho những ai xin visa nhập cảnh nước Anh không quá 6 tháng.
Thứ Năm, 7 tháng 5, 2009
Strangers into Citizens
To chuc vua tuan hanh ngay 4.5 vua roi de len tieng giup cho Nguoi Rom
Theo ước tính năm 2009 của cơ quan kiểm toán National Audit Office thì chi phí để trục xuất một người rơm ra khỏi nước Anh là 12.500 bảng. Một trong những tổ chức mạnh nhất hiện nay trong việc vận động cho phép Người Rơm ở lại là Strangers Into Citizens có trang mạng ở địa chỉ http://www.strangersintocitizens.org.uk/. Báo Người Rơm cũng đang nằm trong danh sách liên minh này, với nhiều hoạt động ủng hộ cả về vật chất, tinh thần lẫn sức người.
Trọng điểm của cuộc vận động là chính sách Ân Xá theo xét duyệt, giống như một số nước châu Âu từng làm, như Tây Ban Nha, Ý, Hi Lạp và Hà Lan. Chúng tôi tin bây giờ đến lượt UK. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và đối thủ của ông trước đó John McCain đều ủng hộ quan điểm Ân Xá.
Chúng tôi muốn những ai đã sống trên đất Anh ít nhất là 4 năm thì nên được tạo điều kiện thử thách trong vòng 2 năm để nộp đơn xin quyền định cư - Leave to Remain. Trong hai năm đó họ có quyền làm việc, và đóng thuế để thực hiện trách nhiệm với xã hội và nền kinh tế. Sau hai năm đó, với kết quả thi hoặc học tiếng Anh đủ trình độ quy định, có nơi làm việc và có một nhóm cộng đồng như chúng tôi xác nhận đạo đức tốt, viết thư giới thiệu, thì họ sẽ đủ điều kiện để nhận Thẻ định cư.
Tiep tuc tranh luan chuyen Nguoi Rom
Cau chuyen Nguoi Rom tiep tuc nong tren chinh truong nuoc Anh, bai dang duoc dich
Thứ Tư, 6 tháng 5, 2009
2800 bang dang o nuoc Anh
http://www.timesonline.co.uk/tol/news/uk/crime/article6164635.ece
dang dich sang tieng Viet
Thứ Năm, 30 tháng 4, 2009
UK Border Agency
Cục biên giới Anh quốc có tên tiếng Anh là UK Border Agency, là một cơ quan trực thuộc Bộ nội vụ - Home Office. Họ có trang nhà ở địa chỉ http://www.bia.homeoffice.gov.uk/, cũng là nơi có sẵn đủ mọi mẫu đơn cho các loại giấy tờ có liên quan đến biên giới nước Anh. Từ hồ sơ cấp visa hay xin tị nạn cho đến hướng dẫn thủ tục cấp thẻ định cư, nhập quốc tịch...
Sau nhiều lần chỉnh sửa, tách nhập, cơ quan với tên gọi chính thức là UK Border Agency như hiện nay mới được thành lập vào tháng Tư năm 2008. Tuy nhiên, như địa chỉ trên trang mạng còn lưu lại, cơ quan tiền thân của họ là BIA - Border and Immigration Agency. Ngoài ra họ còn nhập thêm Cục hải quan HMRC - Her Majesty's Revenue and Customes, cùng với phòng visa - UK Visa Service mà trước đây là một bộ phận của Bộ ngoại giao FCO - Foreign & Commonwealth Office. Thông tin trên trang mạng của UK Border Agency nói họ có 25.000 nhân viên, làm việc tại hơn 9.000 văn phòng xuất hiện trong các cộng đồng, ở cửa khẩu và 135 nước trên thế giới. Mục tiêu làm việc của họ là "tăng cường an ninh cho Anh quốc thông qua việc bảo vệ biên giới chặt hơn đồng thời với việc hoan ngênh các du khách và thương gia hợp lệ".
Ngoài những nhân viên toàn phần cho UK Border Agency còn có đội ngũ các phiên dịch viên có đăng ký. Họ sẽ được cơ quan này gọi đi dịch cho các vụ việc có liên quan tại những khu vực phù hợp, mà giờ làm việc đầu tiên sẽ được trả 48 bảng, sau đó mỗi giờ tiếp theo là 16 bảng hoặc 20 bảng nếu sau 6h chiều. Cuối tuần giờ làm việc đầu tiên là 72 bảng và sau đó mỗi giờ 26 bảng vào thứ Bảy hoặc 32 bảng vào Chủ Nhật. Ngoài ra qui định cũng buộc phải trả cho phiên dịch minimum là 3 giờ làm việc liên tục. Ngoài ra nếu phiên dịch qua điện thoại thì cứ 30 phút sẽ được trả 10 bảng. Người phiên dịch phải đi đến các nơi cần dịch cũng sẽ được trả chi phí 23,8 bảng cho mỗi mile ngoài qui định 50 miles, cùng với tiền parking nhiều nhất là 13 bảng. Ngoài ra nếu vé tàu xe nhiều hơn 13 bảng cũng sẽ được thanh toán, có khi được phép dùng cả taxi. Thời gian những người phiên dịch đi trên tàu xe cũng được trả tiền giống như là giờ làm việc bình thường.
Bat nguoi rom tren xe tai
Báo Visitor.co.uk, ngày 27.Apr.2009
Mười chín người nhập cư bất hợp pháp trên đường vào Morecambe bị tìm thấy trên xe tải chở bàn ghế nội thất đi từ Đức sang.
Các cán bộ của cơ quan biên phòng Anh - UK Border Agency - đã sử dụng các máy phát hiện nồng độ khí CO2 cao bất thường do hơi thở con người thải ra. Họ tìm thấy mấy người này đang trốn trong thùng hàng của một chiếc xe tải đăng ký ở Anh. Tất cả những người rơm đó đều là nam giới, có mười ba người từ Afghanistan, hai người Iraq, hai người Palestine, một người Iran và một người Somali.
Cơ quan biên phòng cho biết họ phát hiện vụ việc này vào đêm 18 tháng Tư trong lúc khám xét thùng xe và tìm thấy mấy người đó đang trốn trong thùng hàng. Người lái xe và công ty vận tải sẽ bị phạt.
Những người di cư bất hợp pháp này theo thông lệ bị lấy dấu vân tay, chụp ảnh, không cho vào Anh, và rồi trao trả cho cảnh sát Pháp trước khi chiếc xe tải được phép tiếp tục chuyển hàng vào Anh như đã dự trù. Vụ bắt giữ thành công này là điển hình của các hoạt động ở miền bắc nước Pháp, nơi các cửa khẩu được phối hợp chặt chẽ với cảnh sát Pháp. Các nhân viên biên phòng của Anh đang ứng dụng những kỹ thuật mới nhất như là đầu dò khí CO2, máy phát hiện nhịp tim, và chó đánh hơi trong công cuộc phòng chống người nhập cư bất hợp pháp.
Chỉ huy trưởng lực lượng biên phòng với biên giới châu Âu, Tom Dowdall nói rằng:
"Biên phòng cửa khẩu Anh Quốc cam kết dẹp trừ nạn di cư bất hợp pháp và các hệ quả có hại của nó. Các vụ phát hiện thành công như vậy đánh dấu những cố gắng của các nhân viên biên phòng đi trước một bước trong việc ngăn chặn người di cư bất hợp pháp.
"Đó là lý do tại sao chúng ta đặt trạm kiểm soát biên phòng từ trên đất Pháp, nhằm ngăn chặn người di cư bất hợp pháp đặt chân lên đất Anh.
"Cùng với các hệ thống thám sát kỹ thuật cao và thêm nhiều nhân viên hoạt động nhằm chống tội phạm vượt biên, cùng những băng chuyển người vốn tổ chức đưa đa số người vào Anh, chúng tôi cố gắng bảo đảm sao cho chỉ những người nào mà nước Anh cần thì mới có quyền nhập cảnh, còn những người muốn vi phạm pháp luật thì sẽ bị ngăn ngay trước khi họ nhập cảnh".
Trong năm 2008, UK Border Agency chặn bắt được 28.000 vụ nhập cảnh trái phép, tìm cách vào Anh qua biển Măng-xơ trái phép, kiểm soát trên một triệu xe ô-tô.
Chiến dịch được thực hiện trong thời gian có sự thay đổi vô cùng lớn trong hệ thống xuất nhập cảnh Anh quốc.
Thẻ chứng minh ID Cards được cấp cho người nước ngoài nhằm giúp ngăn chặn việc ăn cắp danh tánh của người khác và lao động bất hợp pháp.
Chính phủ cũng đang thực hiện hệ thống tính điểm theo kiểu Úc để kiểm soát di dân, và bảo đảm chỉ có những người có trình độ cao mới được nhập cảnh UK dễ dàng.
BBT: Rất nhiều người rơm từ các nước chờ sẵn quanh các bãi đậu xe của xe tải ở cảng Calais của Pháp để tìm cách chui vào trong xe. Nếu họ chỉ đi ít người và trốn trong những góc hẹp do hàng hóa tạo ra thì vẫn có nhiều khả năng thoát khỏi vòng kiểm soát của biên phòng. Thường thì xe tải đi qua máy soi tia hồng ngoại, mà cơ thể người sẽ hiện ra vì thân nhiệt cao. Nhưng cũng có những người chui vào trong thùng lạnh của xe - dễ có nguy cơ bị chết cóng nếu bị khóa bên trong quá lâu - hoặc trùm giấy bạc quanh người, máy sẽ không phát hiện được. Thường không phải xe nào cũng qua máy chiếu, các nhân viên kiểm tra xe có lúc chỉ xem bên ngoài xe có dấu vết có người chui vào hay không, mà có trường hợp có người ở bên ngoài buộc lại để giúp xóa dấu. Gần đây biên phòng có máy tìm nồng độ CO2, xem có cao hơn bình thường hay không - dấu vết cho thấy có người bên trong xe. Cách đây vài năm từng có bài báo về một Người Rơm từ Hải Phòng đã vượt thoát vào Anh, nhưng lại chết khi trèo từ trong xe nhảy xuống đất bị tai nạn. Hiện cơ quan biên phòng Anh đang bị chỉ trích là làm việc không hiệu quả, cho nên họ đang cố gắng xây dựng hình ảnh trên báo chí và tổ chức các chiến dịch khác nhau để báo cáo thành tích lên cấp trên.
Diem Bao Chuyen Nguoi Rom
Trước đây hai chữ Người Rơm vốn mang nội dung tiêu cực, kỳ thị, có khi do chính những người Việt có giấy tờ dùng để miệt thị những người Việt sang sau và không có đủ điều kiện để làm thẻ định cư, nhập quốc tịch Anh. Một phần nào những hình ảnh xấu liên quan đến người Việt định cư bất hợp pháp ở Anh cũng có tồn tại, như hai chữ bất hợp pháp vốn đã mang nghĩa tiêu cực, cộng thêm những vụ bắt người chăm sóc vườn cần sa. Tuy nhiên, sau bộ phim tài liệu được đạo diễn Lê Hải giới thiệu ở California thì hai chữ Người Rơm đã bất ngờ được coi như là danh từ riêng trung lập hơn, và phần nào mang nội dung tích cực.
Nhà báo Hạo Nhiên từ Liên hoan phim ViFF:
The second set at 4pm focuses on the immigrant experience and includes a 7-minute documentary by Le Hai, on the fate of illegal Viet immigrants living in the UK who call themselves Người Rơm - meaning a scarecrow, something that can disappear in a flash at the flick of a lighter.
Nhà báo Ngọc Lan chia sẻ niềm xúc động sau khi xem phim trên tờ Người Việt, Little Saigon, California:
“Người Rơm,” như chính tên gọi của bộ phim, là thân phận của những di dân Việt Nam bất hợp pháp đang sinh sống ở Châu Âu, mà cụ thể là ở London. Bộ phim như một video gia đình bắt đầu với hình ảnh một thanh niên ngoài 20 đang quét dọn tiệm nails. Tôi nhớ câu nhân vật đó nói: “Anh quay cho em cảnh này để gởi về Việt Nam để mọi người xem và có hỏi: ‘Thằng này sang Tây làm gì?’ Thì bảo là sang Tây để đi quét nhà.”
Vâng, câu nói nghe tưởng chừng như đùa nhưng lại là một sự thật, thật đến trần trụi. Họ mưu sinh bằng mọi nghề để có thể kiếm tiền gởi về quê nhà, để trả những món nợ vay mượn khi ra đi tìm một tương lai.
Nhưng “Người Rơm” không chỉ canh cánh trong lòng chuyện mưu sinh, mà đè nặng trong tâm tư họ là cuộc đời của những kẻ sống ngoài vòng pháp luật. Họ sống không cần tương lai, họ ví mình như những “người rơm” mà chỉ cần một mồi lửa là sẽ bị cháy trụi, ra tro tất cả. Vâng, cho dù có xây dựng một cơ nghiệp đàng hoàng bằng chính mồ hôi nước mắt, hay là bằng cả những hành động phạm pháp như buôn lậu, trồng cần sa... thì một sớm mai kia, khi nhà chức trách hỏi thăm đến, họ cũng trắng tay vì họ đang sống một cuộc sống tạm bợ, ngoài rìa xã hội, và bất cứ lúc nào cũng có thể bị trục xuất về cố hương.
Tôi hình dung đến nhiều bạn bè và người quen cũng đang hiện diện quanh đây, cũng có cùng hoàn cảnh và tâm trạng như “Người Rơm.” “Biết cuộc sống tạm bợ là như vậy, nhưng sao vẫn cứ sống, sao không hồi hương?” Hỏi, nhưng thực ra là cũng có thể tự trả lời: “Bao nhiêu người ở Việt Nam sống ở quê nhà đang dựa vào những ‘Người Rơm’ nơi đây?” Ðôi lúc người ta không chỉ sống chỉ vì chính bản thân mình, dù mình cũng chỉ như cọng rơm mong manh trước lửa. Nếu có sự lựa chọn, có ai tự chọn làm “Người Rơm”?
Nhà báo Lê Hải từ BBC thì điểm qua những suy nghĩ của người Anh về Người Rơm:
Người ta sợ hành động ân xá sẽ khiến thêm nhiều di dân bất hợp pháp tràn vào đảo. Nhưng các phép tính kinh tế cho thấy lợi ích của việc ân xá, và nhìn từ góc độ tâm lý xã hội thì việc cấp giấy tờ tùy thân sẽ khiến mỗi người phải suy nghĩ chín chắn hơn trước khi thực hiện bất kỳ hành vi phạm pháp nào dù rất nhỏ. Nếu có giấy tờ, Người Rơm Việt Nam sẽ là nguồn đóng góp rất lớn cho ngân sách. Đó là chưa kể đến ánh mắt ngây thơ của các em nhỏ, con của những Người Rơm cho nên bản thân cũng coi như là không hề "tồn tại" trên hệ thống giấy tờ ở Anh này, sẽ gặp bao rắc rối khi muốn đến trường, chữa bệnh, hay về quê thăm ông bà. Một số thăm dò cho thấy người dân Anh nói chung muốn trục xuất hết Người Rơm về nước, nhưng xu hướng dân cư London phần nào lại muốn chính quyền ân xá và tạo điều kiện cho Người Rơm đóng góp vào nền kinh tế và hội nhập với xã hội Anh.
Trong bối cảnh hiện tại, phát biểu của giới chính khách, các bài phân tích trên báo, phóng sự trên truyền hình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của dư luận, cũng chính là lá phiếu của quốc hội và kéo theo là quyết định của chính phủ cầm quyền. Rất nhiều Người Rơm Việt Nam chắc chắn đang rất hi vọng về một quyết định ân xá, nhưng sẽ có bao nhiêu nghị sĩ Anh biết đến và giơ tay ủng hộ quyết định đó?
Câu chuyện về Người Rơm cũng trở thành đề tài khai thác cho các tờ báo ở Anh, vì có gần một triệu người từ đủ mọi quốc gia trên thế giới đang sống bất hợp pháp trên hòn đảo này. Đặc biệt gần đây kênh truyền hình Sky1 đang thực hiện những bộ phim tài liệu, mỗi tập dài một giờ đồng hồ, chiếu vào chín giờ đêm tối thứ Tư hàng tuần, về những câu chuyện có liên quan đến biên giới nước Anh: UK Border Force. Từ chuyện những người chui xe tải vào đây, đến chuyện người bị thẩm vấn ở cửa khẩu Heathrow, và các nhóm chuyên đi chặn bắt người lao động bất hợp pháp, phạt các chủ hàng chục ngàn bảng Anh. Lực lượng này cũng hay tổ chức các cuộc chặn bắt khám xét ngẫu nhiên ở các ga xe điện ngầm phía đông London. Trong phim cũng có những chi tiết giúp Người Rơm chúng ta biết quyền lợi và cách đối phó để khỏi bị trục xuất khi gặp phải trường hợp không may như vậy. Một số đoạn phim được lưu trên mạng Internet ở địa chỉ sky.com/ukborderforce.
ABSCONDER: Someone who has failed to report in at their immigration centre after this condition was set by UKBA while they investigated and decided his/her immigration status.
ASYLUM SEEKER: Someone claiming the right to stay in Britain (or another host country) who has a threat to their life or family if they return to their home country.
CHANGE OF PURPOSE: A term used to describe a passenger who has obtained a visa for a particular purpose, but is actually coming to the UK for some other purpose. This term may be used by immigration officers as a reason for refusing a passenger entry to the UK.
CLANDESTINE: The name for someone found on a lorry with the aim to get into Britain without a passport or any other papers.
UK BorderForceCOUNTERFEIT: Counterfeit in immigration terms usually relates to a false document made entirely from scratch - note this is not the same as a forgery.
FAS: Failed asylum seeker. Someone whose asylum claim has been refused and who has either appealed and failed, or has passed the time limit to use their right of appeal, is known as a 'FAS'.
Thứ Tư, 29 tháng 4, 2009
Loi Mo Dau
Thị trưởng London đã quyết định đem vấn đề Người Rơm ra bàn luận và bây giờ là lúc chúng ta phải có tiếng nói. Quyền cư trú trên đất Vương quốc Anh không phải đến từ ân huệ trời cho, hay nỗi chờ sung rụng, mà phải do chính Người Rơm tự mình vận động, tạo tiếng nói, và phấn đấu hết sức. Tờ báo này là kênh liên lạc để giúp Người Rơm chúng ta chia sẻ kinh nghiệm, giúp nhau trong cuộc sống, học tập về văn hóa, xã hội và luật pháp Anh, đồng thời tham gia những hoạt động từng bước giúp mỗi chúng ta có được giấy tờ hợp pháp. Số báo này đến được tay các bạn, ngoài đóng góp của ban biên tập còn được sự giúp đỡ rất lớn về số tiền in ấn do một nhà hảo tâm không muốn nêu tên mà chúng tôi muốn cảm ơn.
Hiện tại, chúng tôi đang rất cần các bạn đóng góp bài viết cho số báo sau, sẽ ra vào ngày 15.6, kể những câu chuyện về cuộc sống của bạn trên đất Anh, những kinh nghiệm mà bạn muốn chia sẻ với Người Rơm, và những nhà tài trợ có thể giúp tiền in báo. Trong kế hoạch chúng tôi cũng muốn tổ chức các buổi gặp gỡ Meeting Lunch vào trưa Chủ Nhật hàng tuần, cần người giúp về địa điểm. Hiện cũng có kế hoạch mở lớp hướng dẫn miễn phí cách quay phim và biên tập những bộ phim gia đình trở thành phim ngắn có chất lượng để chúng ta cùng chiếu cho nhau xem và đem dự liên hoan phim để giao lưu với các cộng đồng dân cư khác, tạo sự hiểu biết về Người Rơm ở London và UK. Rất mong các bạn tham gia, góp sáng kiến và giúp đỡ cho những hoạt động của Người Rơm.
Ban biên tập