Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011
Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011
Ti nan chinh tri
Người bất đồng chính kiến Việt Nam phải trốn ra nước ngoài trước sự trấn áp của nhà nước
Đăng ngày: Thứ Sáu, 28/10/2011 @12:18 ChiềuTin Guardian
Người bất đồng chính kiến Việt Nam phải trốn ra nước ngoài trước sự trấn áp của nhà nước
Hai nhà bất đồng chính kiến Việt Nam đã trốn ra khỏi nước vì sự hăm dọa sẽ bị bỏ tù hoặc tệ hơn thế nữa sau khi họ hợp tác với báo Guardian về một bài báo nhấn mạnh đến việc trấn áp người bất đồng chính kiến đang gia tăng ở Việt Nam.
Thêm vào đó, nhà báo hành nghề tự do người viết bài tường thuật này, ông Dustin Roasa đã bị bắt khi ông cố trở lại Việt Nam gần đây và bị giam qua đêm ở phi trường Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh trước khi ông bị đưa lên phi cơ buộc rời Việt Nam ngày sau đó. “Ông không được vào Việt Nam vì lý do an ninh,” người ta nói với ông Roasa.
Bài báo trên được đăng hôm tháng Một cho thấy hằng chục người hoạt động đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam bị theo dõi, bị sách nhiễu, bị bắt bớ, đánh đập và bỏ tù như thế nào khi họ thách đố quyền lực của đảng Cộng sản. Hai nhà bất đồng chính kiến trong trường hợp này, chị Nguyễn Thu Trâm và anh Nguyễn Ngọc Quang, bị bị cưỡng bách phải trốn khỏi Việt Nam vì sự hăm dọa sẽ bị bỏ tù và hiện đang sống bấp bênh như người tị nạn, tất cả cũng chỉ vì dám tiếp xúc và trao đổi với một phóng viên ngoại quốc.
Ông Roasa đã thu xếp một loạt các buổi họp mặt trong chuyến thăm Việt Nam hai ngày của ông hôm tháng Một. Buổi hẹn của ông và Nguyễn Thu Trâm ở một quán cà-phê xảy ra êm thắm.
Nhưng khi chị Nguyễn Thu Trâm về nhà mẹ chồng, thì chị thấy công an đang ngồi chờ chị ở đó. Công an lui lại nhiều lần trong ngày đó để hỏi chị về chuyện gặp gỡ với ông Roasa. Ngày hôm sau, chị dọn đến một nhà thờ để bảo vệ gia đình chị, nhưng nhà cầm quyền lại tìm ra chị ở đó. Một nhóm công an xuất hiện ở nhà thờ, dùng dùi cui đánh vào đầu người phụ nữ cai quản nhà thờ cho đến lúc người này toé máu ngã gục xuống, và hăm dọa bắt chị Nguyễn Thu Trâm.
“Tôi biết là tôi không thể ở lại Việt Nam, vì không an toàn cho tôi,” chị nói. “Tôi không có sự chọn lựa nào khác. Tôi phải đi.” Nhà cầm quyền bắt đầu sách nhiễu, làm khó dễ thân nhân của chị, mẹ và người em gái út của chị cũng đã quyết định là rời Việt Nam, mặc dù họ không liên quan gì đến những hoạt động chính trị.
Phóng viên Roasa nói khi ông về lại khách sạn, ông được một nhân viên tiếp tân kéo ra một bên. Người này nói với ông Roasa là công an đã đến đây hỏi về ông. “Chắc là ông đã làm những điều gì đó rất xấu,” cô tiếp tân nói. “Đi ngay đi, trước khi công an trở lại tìm ông.”
Ông Roasa nói với báo Guardian: “Tôi không muốn làm cho ai bị nguy hiểm, cho nên tôi gọi họ qua Skype để cho họ hay chuyện gì đang xảy ra. Không ai ngạc nhiên cả, vì tất cả họ đều quen với việc bị thường xuyên theo dõi như thế này. Hai người họ đồng ý với tôi là rất nguy hiểm để gặp lại.”
Nhưng Nguyễn Ngọc Quang vẫn khăng khăng cứ gặp. Anh ta mang theo với anh hai người bạn: một luật sư bất đồng chính kiến là người thường thách đố nhà nước Việt Nam về sự vi phạm nhân quyền xảy ra ở những toà án do nhà nước kiểm soát, và một người bạn biết nói tiếng Anh làm thông ngôn. Sau cuộc phỏng vấn, Nguyễn Ngọc Quang và người bạn luật sư chuẩn bị dọt bằng xe máy. Ngay lập tức, công an chìm bao vây họ và cũng bằng xe máy. Một cuộc rượt bắt xảy ra sau đó, trước khi người bạn luật sư của Nguyễn Ngọc Quang tìm cách thả anh ta ở một khu chung cư lớn.
Tại đó, anh Quang lột bỏ bộ áo quần ngoài đang mặc ra và che mặt bằng khẩu trang thường được dùng ở phòng mỗ và ở vùng đông nam Á châu người ta thường mang để tránh bụi bặm. Anh Quang lách được khoảng 30 công an có mặt trong khu vực này theo sự phỏng đoán của anh. “Quá táo bạo cho tôi khi rời khu vực đó như thế, nhưng công an đã không ngờ,” anh cho hay sau đó. Sau khi một người bạn có đường dây bên trong chính quyền cho hay là anh chắn chắc sẽ đối diện với tù tội, anh Quang đã rời Việt Nam cùng ngày với sự giúp đỡ qua đường dây của những người bất đồng chính kiến trong nước.
Anh Nguyễn Ngọc Quang đã được Liên Hiệp Quốc cấp quy chế tị nạn và đang chờ đi định cư ở nước thứ ba. Trường hợp chị Nguyễn Thu Trâm vẫn đang chờ cứu xét, nhưng hiện có lý do để hy vọng là trường hợp của chị rồi cũng sẽ được cấp quy chế tị nạn mà thôi.
© DCVOnline
Nguồn: (1) Vietnam dissidents forced to flee after exposing Communist crackdown. The Guardian, 27 October 2011
Bat nguoi rom
Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011
Được ở lại Anh nhờ... nuôi mèo
Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011
Siet visa gia dinh
Anh Quốc sẽ hạn chế nhập cư
Ngày hôm qua, 10/10/2011, phát biểu trước đại diện giới chủ doanh nghiệp, thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố sẽ áp dụng chính sách hạn chế nhập cư.
Thủ tướng Anh kêu gọi toàn dân theo dõi và phát hiện các vụ nhập cư lậu để báo cáo cho cơ quan chuyên về xuất nhập cảnh của Anh là UKBA. "Chúng ta sẽ cùng nhau tái lập biên giới và trả di dân bất hợp pháp về nhà. Nếu chúng ta cùng có hành động và xử lý với các loại hình di dân khác nhau, từ hợp pháp đến bất hợp pháp, thì mức độ dân nhập cư sẽ quay trở lại như thập niên 1980s và 1990s, khi mà chuyện di dân không trở thành vấn đề chính trị hàng đầu", ông nói trên đoạn video được nhiều hãng tin trích dẫn.
Di dân đúng là vấn đề gây tranh cãi nóng bỏng trong cuộc vận động bầu cử Quốc hội vào năm ngoái, và mặc dù chỉ trích chính phủ trước của đảng Lao Động, sau một năm nắm quyền, liên minh đảng Bảo Thủ và Dân Chủ Tự Do không hề cải thiện được tình hình, trong lúc cơ quan chuyên trách về biên giới là UKBA thì tiếp tục bị cắt giảm ngân sách và nhân sự.
Mới gần đây thì xuất hiện thêm một loạt các câu chuyện bê bối, ví dụ người thuộc diện trục xuất nhưng vẫn sống trong bệnh viện cả năm trời, tiêu tốn tiền của quỹ y tế vốn đang eo hẹp, chỉ vì bên cục biên phòng không chịu nhận người về trại. Hoặc có những người sống trong trại trục xuất hơn 2 năm mà vẫn chưa đưa được về nước, tiêu tốn của ngân sách đến nửa triệu bảng Anh, lại còn khiến báo chí bêu riếu vì họ tuyệt thực phản đối bộ Nội vụ Anh Quốc.
Tệ hại hơn là có đến nửa triệu bộ hồ sơ xin tị nạn bị bỏ quên trong kho và khi đem ra xử lý thì vẫn còn cả trăm ngàn hồ sơ không thể giải quyết. Đồng thời chính phủ Anh cũng bị kiện tụng cả trong nước lẫn ở tòa án châu Âu liên quan đến các hành xử được cho là thiếu tôn trọng nhân quyền đối với những người bị bắt giữ và trục xuất.
Trong bối cảnh như vậy, thực ra tuyên bố của thủ tướng David Cameron cũng không gây ra bất ngờ và cũng không tạo ra được nhiều dư luận trong giới chính trị Anh, bởi vì đa số đều coi đây là chuyện phải làm và thủ tướng đã làm quá chậm sau lời cam kết bầu cử từ năm ngoái là sẽ xử lý vấn nạn di dân.
Từ đầu mùa hè bộ Nội vụ Anh đã có kế hoạch cải tổ chính sách nhập cư theo diện gia đình, mà chủ yếu là người nước ngoài được cấp thẻ định cư và sau đó là quốc tịch thông qua kết hôn. Thời gian tham vấn cho dự luật đó vừa hết vào tuần trước (6/10/2011). Trong một báo cáo do thứ trưởng chuyên về di dân là Damian Green đưa ra, trong năm 2010, tổng cộng có trên 48.000 visa đoàn tụ gia đình được cấp, mà khoảng 40.000 là dành cho các cặp đôi kết hôn. Điều kiện thủ tục dễ dãi khiến nhiều người lợi dụng để kết hôn giả và làm giấy tờ hợp pháp hóa quyền cư trú, và thậm chí sau đó còn làm dụng hệ thống an sinh xã hội để đòi tiền trợ cấp và nhà ở miễn phí trong khi ngân sách nước Anh đang phải trong tình trạng thắt lưng buộc bụng.
Trong cộng đồng người Việt ở Anh có nhiều đồn thổi về giá cho một lần cưới giả từ 15-20.000 euro. Nhưng tính ra thì vẫn rẻ vì số tiền người ta sẽ lấy lại từ hệ thống an sinh xã hội là cả chục ngàn euro mỗi năm, và trẻ em thì sẽ được hưởng trợ cấp đến năm 18 tuổi.
Chính sách mới của bộ Nội vụ sẽ đưa ra điều kiện về thu nhập tối thiểu cho người ký đơn bảo lãnh vợ chồng hay đoàn tụ gia đình. Họ cũng tăng thời gian thử thách thêm một mức nữa, từ 2 năm lên thành 5 năm trước khi cấp thẻ định cư, và yêu cầu người nhập cư phải thi tiếng Anh và trình độ hiểu biết về lịch sử và văn hóa Anh. Chính phủ Anh cũng đang đàm phán với châu Âu về nguyên tắc áp dụng điều 8 trong công ước châu Âu về nhân quyền. Trong khi đó, vấn đề chính mà nước Anh đang phải đối mặt là tình trạng di dân bất hợp pháp đang ở mức vượt quá khả năng kiểm soát. Toàn bộ hệ thống xuất nhập cảnh của Anh có chừng 8.000 nhân viên làm việc ở khắp các tỉnh thành, mà trong đó có chừng 800 nhân viên được điều phối sang Pháp và Bỉ để ngăn chặn từ xa, tiêu tốn hàng năm vài tỷ euro từ ngân sách. Thế nhưng lượng người trốn xuống phà bằng xe công-ten-nơ vẫn không hề giảm, sau khi bị phát hiện lại tiếp tục chờ xe khác để vượt biên vào Anh. Lực lượng bắt giữ và trục xuất trong nước cũng không đủ người để kiểm tra hết các cơ sở đang thuê di dân trái phép làm việc. Hiện UKBA cũng đang phải cắt giảm ngân sách và giảm biên chế.
Mặc dù biện pháp hành chính mà thủ tướng David Cameron đưa ra sẽ được nhiều người ủng hộ, nhưng các ý kiến phản đối cũng sẽ không phải là ít, đặc biệt là trong bối cảnh có một số giải pháp thay thế. Ví dụ như là việc ân xá cho « người rơm ». Giới chuyên gia ước tính đang có từ 500.000 đến 1 triệu di dân đang sống bất hợp pháp trên đất Anh, trong đó người Việt vào khoảng 10-25.000. Nếu để bắt giữ và trục xuất hết thì nước Anh sẽ tốn khoảng 5 tỷ euro và với điều kiện hiện có thì sẽ mất cả chục năm để thực hiện, trong khi nhiều người như dân Việt Nam đã trục xuất về đến quê nhà vẫn quay lại nước Anh thậm chí 2-3 lần.
Thị trưởng London đưa ra ý kiến tạm cấp giấy tờ cho họ đi làm, không tạo ra gánh nặng ngân sách mà ngược lại, còn đóng góp số tiền thuế thu nhập và sinh hoạt cũng chừng 5 tỷ euro vào cho ngân sách đang thiếu thốn của Anh này. Thị trưởng Boris Johnson cũng là nhân vật nổi bật trong đảng bảo thủ đang cầm quyền. Liên đảng Dân chủ Tự do đang cầm quyền cùng đảng Bảo thủ cũng từng vận động ra dự luận ân xá hết cho « người rơm ». Chưa kể là đảng đối lập và các tổ chức nhân quyền luôn nhìn vào những vụ việc cụ thể để chỉ trích và gây sức ép.
Chính vì vậy mà thủ tướng Anh có thể nói rất mạnh nhưng việc thực hiện chính sách siết chặt di dân sẽ không dễ dàng như vậy.