Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2009

Bat duong day o Hungary

Hungary phá vỡ đường dây đưa người Việt Nam nhập cư trái phép vào Anh
Thứ bảy, 31/10/2009, 16:36 (GMT+7)
(SGGPO).- Cảnh sát Hungary vừa phá vỡ một đường dây chuyên đưa trái phép người Việt vào Anh, bắt giữ và truy tố nhiều người, trong đó có 6 người gốc Việt.
Cục Điều tra Quốc gia Hungary cho hay: từ năm 2008, các thành viên của băng đảng đã thường xuyên tổ chức đưa người Việt tại Hungary sang Anh bất hợp pháp với giá 7.000 - 10.000 euro/người. Một nửa khoản tiền này được đưa trước cho những kẻ buôn người, phần còn lại để khi nào sang đến đất Anh. Nếu các “thân chủ” không đủ tiền trả, họ phải làm công - đa phần trong các trại trồng cần sa bất hợp pháp tại Anh - để tích cóp và trả dần.
http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2009/10/images311051_Hungary.jpg
Cảnh sát trưởng Quốc gia Hungary Bencze József, người đứng đầu chiến dịch truy quét nhóm buôn người vào Anh.
Cảnh sát cho biết thêm, các thành viên của nhóm buôn người “thuê” giấy tờ tùy thân, hộ chiếu của một số công dân Hungary (gốc Việt Nam) đang cư trú tại Hungary rồi thông qua một văn phòng du lịch núp bóng để đưa vài chục công dân Việt Nam sang Vương quốc Anh bằng nhiều phương tiện như xe hơi, xe buýt, máy bay. Điểu đáng chú ý là đầu tóc, diện mạo của người vươt biên trái phép được “chuyển đổi” sao cho giống với ảnh trong hộ chiếu, chứng minh thư đi “thuê”. Trong các chuyến đi, bao giờ cũng có một kẻ “đưa người” đi kèm với nhiệm vụ mang giấy tờ trở lại Hungary sau khi hành trình kết thúc. Khả năng sẽ có nhiều vụ bắt giữ khác được tiến hành trong những ngày tới.
H.Quốc (theo RFI, AFP)

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2009

Bat duong day chuyen nguoi rom

http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=6844 Một đường dây chuyển “người rơm” vào Anh vừa bị phát hiện

Estelle Joliver - DCVOnline dịch
DCVOnline: Thời gian gần đây, từ lóng “người rơm” được sử dụng để chỉ những người Việt Nam “không giấy tờ” thường đang sống vật vờ quanh cảng Calais và một số nơi khác trong nước Pháp để tìm cơ hội xâm nhập trái phép vào Anh. Người rơm cùng những sắc dân di cư bất hợp pháp ở khu vực này đang là vấn nạn của nhà nước Pháp. Đã có nhiều chiến dịch truy quét của cảnh sát nhưng chỉ là màn “bắt cóc bỏ dĩa”, không thấm vào đâu.Ngày 26/10 vừa qua, tờ báo địa phương La Voix Du Nord đưa tin tòa án tirnh Dunkerque đã phán quyết án tù cho nhiều người Việt Nam bị cáo buộc tham gia vào đường dây vận chuyển người rơm này.Dưới đây là bài của phóng viên Estelle Joliver.
Quang Hung Le, 40 tuổi, đến Pháp năm 1991. Là công nhân không công việc ổn định, Hưng cư trú tại Vaux-en-Velin, ngoại ô thành phố Lyon (Pháp), đã có quốc tịch Pháp.
Khoảng 23 giờ ngày 10/08/2005, Hung bị bắt giữ cùng với 9 người khác tại trạm nghỉ dọc xa lộ ở Moeres thuộc Ghyvelde. Hung vừa đưa 4 người rơm đến trên chiếc xe mang biển số của Đức. “Tôi không biết là họ không có giấy tờ”, anh ta lập luận như thế trước vành móng ngựa tại phiên tòa ở Dunkerque hôm thứ Năm vừa rồi. Bà chủ tọa phiên tòa Averty đã thận trọng quan sát Hung: “anh không biết hay anh không muốn biết?”. Hai địa điểm đổ quân ở Lille và Paris.Hung khai ra Phillipe, một người bạn Việt Nam đã gặp anh ta trong một quán cafe ở Paris. Phillippe cho Hung mượn xe tại nơi ở của Phillippe là Lille, với mục đích làm phương tiện vận chuyển người rơm qua lại chủ yếu giữa Flandres và khu vực theo bờ biển Dunkerque. Thù lao cho dịch vụ này: 200 euros.“Tôi đang thất nghiệp, nhà máy đang đóng cửa theo định kỳ 3 tuần mỗi năm, vợ tôi vừa bỏ tôi, tôi không có việc làm nào khác (nên) tôi chấp nhận”, Hung giải thích. Từ Hung và chiếc điện thoại di động của Phillippe mà Hung đang sử dụng, các điều tra viên đã lần ra các chặng của một đường dây vận chuyển người vượt biên bất hợp pháp.Hai địa chỉ, một ở phố Meurein – Lille, và một ở phố Balard – Paris bị phát hiện là “điểm đổ quân” của người rơm. Hàng chục người đã bị bắt giữ hồi tháng 11/2005. Nhưng với 5 người bị dẫn tòa vào hôm thứ Năm vừa qua thì chỉ có Quang Hung Le, một mắc xích nhỏ của đường dây, là được sáng tỏ.200 euros mỗi người.Đó là Anh Doan và Quang Duy Pham - 24 tuổi, Ngoc Viet Dang - 26 tuổi. Tất cả đều ở tại Pháp. Họ chịu trách nhiệm nhập “kho” các người rơm ngay sau khi người rơm đến gare tàu ở Lille và vận chuyển “hàng” đến trạm nghỉ cho xe tải Moeres như đã nói ở trên. Họ khai rằng đã nhận những chỉ thị của một người là ông Gia, biệt danh là “ông già”, sống ở Anh. Ông Gia là người kiểm soát cả đường dây từ Nga qua Đức, đến Pháp.Ông Gia cũng là người nhận tiền của gia đình người rơm chi trả từ Việt Nam, và sau đấy bật đèn xanh để họ tiếp tục chuyển hàng. Cả ba thừa nhận đã chăn dắt hàng chục người rơm mỗi hai, ba tháng với giá 200 euros mỗi người rơm.Đó cũng là cô Nguyen, 29 tuổi, để có tiền học, thỉnh thoảng đã đến gare du Nord ở Paris mua vé tàu hỏa cho các người rơm đến từ Đức. Thỉnh thoảng, cô cũng nhận tiền thù lao để chứa chấp người rơm tại nơi cư ngụ.“Tất cả họ đều có việc làm ở Pháp và không muốn tìm đường vượt sang Anh. Họ chính là những kẻ dẫn đường”, công tố viên cáo buộc. Luật sư của Hung nhấn mạnh về tính tách biệt trong hồ sơ của Hung với các bị can khác. “Chưa hề có một từ xấu nghĩa nào để nói về những người sống bất hợp pháp. Phillippe đã không chút nghi ngại khi nói với Hung về vấn đề tương trợ những người Việt. Cuối cùng, anh ta đã trả giá đắt để kiếm 200 euros, mà anh ta cũng chẳng có được số tiền đó”.Quang Hung bị kết án 4 tháng tù giam tính từ ngày bị giam cứu. Anh Doan, Quang Duy Pham, Ngoc Viet Dang bị phát lệnh bắt giam, cả ba bị kết án 3 năm tù giam và cấm vào lãnh thổ Pháp, Phuong Diep Nguyen bị kết án 1 năm tù giam và cấm vào lãnh thổ Pháp 3 năm.

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2009

Border Agency lam an be boi

http://www.express.co.uk/posts/view/135240/UK-s-missing-40-000-illegal-immigrants-

Bat nguoi Viet o Cherbourg

13 di dân lậu Việt Nam bị bắt tại Cherbourg trên đường trốn sang Anh

Wednesday, October 21, 2009 báo Người Việt

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=103027&z=3

PARIS, Pháp - Tuần báo Le Point phát hành tại Paris, Pháp, hôm 21 Tháng Mười cho biết là 13 di dân lậu Việt Nam, trốn trong một chiếc xe vận tải nhỏ đã bị bắt tại thành phố cảng Cherbourg, Pháp, trong khi chuẩn bị để lên một chiếc phà sang Anh Quốc.
Người tài xế chiếc xe vận tải, là một người Anh, đã bị bắt ngay tại chỗ.
Biện lý thành phố Cherbourg, Eric Bouillard nói với báo chí như sau:
“Các di dân lậu này, đã bị bắt hôm Chủ Nhật, 18 Tháng Mười, trước khi đáp một chiếc phà để sang Anh Quốc, sau khi họ đã được di chuyển đến nơi đây trên một chiếc xe vận tải nhỏ, có bảng số của Anh Quốc, mà các người này phải ngồi chen chúc với nhau như “cá hộp” trong những điều kiện hết sức tồi tệ, ngột ngạt.
Tên của người tài xế không được tiết lộ, nhưng là người Anh Quốc, cư ngụ tại Manchester, đã khai với cảnh sát Cherbourg là ông thường hay sang Pháp để mua sắm các thứ, kể cả mua thực phẩm, “tuy nhiên đã không chịu cộng tác với giới hữu trách có nhiệm vụ mở cuộc điều tra về số di dân lậu Việt Nam đông đảo này,” một viên chức cảnh sát Pháp cho biết như vậy.
Theo văn phòng biện lý Cherbourg, thì công dân Anh Quốc này đã bị tạm giam, để mở thêm các cuộc điều tra về tội tiếp tay với các di dân lậu này.
Theo biện lý Bouillard thì 2 trong số 13 di dân lậu Việt Nam, đều là người trưởng thành, từng bị bắt giữ một lần vào hôm 9 Tháng Chín vừa qua tại Cherbourg, cùng với 6 di dân lậu Việt Nam khác và hai người Anh Quốc.
Số 13 di dân lậu Việt Nam kia có thể bị đưa ra khỏi biên giới Pháp, để trục xuất về nơi họ đã xuất phát.
Hồi đầu Tháng Mười vừa qua, 16 di dân lậu Việt Nam khác cũng đã bị bắt giữ ngay khi họ đặt chân xuống Portsmouth, Anh Quốc, sau khi các người này được chở trên một chiếc xe vận tải nhỏ, xuất phát từ vùng Seine-et-Marne, và sau đó cũng đáp phà tại Cherbourg, sang Anh Quốc. (L.T.)

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2009

Giup Nguoi Rom

Một chính trị gia Pháp tham gia đưa lậu người Việt sang Anh
Theo báo Dailymail của Anh hôm 8.10, bà Christiane Chocat, 51 tuổi cùng con trai Benjamin, 20 tuổi đã bị một toà án tại Portsmouth (Anh) buộc tội đưa người nhập cư trái phép sang Anh. Bà Christiane Chocat là uỷ viên của một hội đồng thị trấn Lumigny-Nesles-Ormeaux, gần Paris tại Pháp.
Trước đó, hôm 1.10, cảnh sát Anh chặn chiếc xe tải chở mì tôm có 16 người Việt Nam (13 nam, 3 nữ) bên trong khi vừa đến Portsmouth trên một chuyến phà từ cảng Cherbourg, Pháp. Nhân viên Vụ biên giới Anh cho biết họ thấy có hơi nước tại cửa sổ xe tải và phát hiện ra có người bên trong. Cảnh sát Anh đã đưa 16 người trên xe tải (bảy người dưới 18 tuổi) trở lại Pháp.
Vụ bắt giữ bà uỷ viên hội đồng đã khiến người dân tại thị trấn Lumigny-Nesles-Ormeaux bị sốc vì bà được coi là một trụ cột của chính quyền địa phương. Hai mẹ con bà phải đối mặt với tội danh hỗ trợ xâm nhập trái phép vào một quốc gia thành viên EU. Bà Chocat có khả năng phải ngồi tù 7 năm.
Những người nhập cư hiện cố gắng đến Anh từ các bến cảng ven biển phía bắc nước Pháp sau đợt tăng cường kiểm tra ở Calais, Pháp, nơi có trại tị nạn bất hợp pháp của những người nhập cư vào châu Âu. Bộ trưởng nhập cư Pháp, ông Besson bị chỉ trích nhiều lần sau khi cho đóng cửa khu Calais hai tuần trước đây, gần 278 người nhập cư bị bắt giam được toà án trả tự do vì lý do nhân đạo. Các tổ chức nhập cư cho biết tình trạng lộn xộn xảy ra tại Calais và một số bến cảng khác. Nhiều người nhập cư cố trốn trên xe tải và phà để vào Anh
Theo trưởng tu viện Calais, Jean-Pierre Boutoille, thuộc tổ chức tị nạn C’Sur, quyết định đóng cửa trại tị nạn là hành động lố bịch và không mang lại kết quả.
K.D (Dailymail, UK Press)

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2009

Nguoi rom Calais tren SGTT

http://www.sgtt.com.vn/detail30.aspx?newsid=57706&fld=HTMG/2009/1004/57706
Tiếp cận người Việt bị lừa vào rừng sống
SGTT - Nếu như người Việt làm công cho các xưởng máy chui ở Nga phải sống tạm trong rừng Nga khi chợ Vòm bị đóng cửa, thì những người Việt vừa được phát hiện sống trong khu rừng miền bắc nước Pháp, bị lừa tới đây do ôm mộng đổi đời.
Khung cảnh sống của 24 người Việt trong rừng. Ảnh: T.L
Ngày 15.6.2009, những người quen ngậm ngùi tham dự lễ hoả táng một người Việt nhập cư trái phép, tại nhà quàn tỉnh Dunkerque. 27 tuổi, anh này chết khi rơi từ mui xe tải xuống đường, bỏ lại vợ và hai con ở Việt Nam. Chi phí an táng do người dân địa phương bảo trợ.
Ba tháng sau, chuyên viên bảo vệ rừng thuộc tỉnh Dunkerque, miền bắc nước Pháp phát hiện khá đông người Việt sống bất hợp pháp trong rừng Nam Téteghem. Ở đây, các trạm trung gian nhập cư bất hợp pháp trải rộng trên xa lộ A 16 có ba khu rừng Téteghem, trên 50 bãi đậu của xe vận tải. Còn xa lộ A 26, N 24 và N 25 có trên 200 nhà kho chứa vật liệu xuất nhập cảng bỏ hoang lâu năm. Bốn xa lộ liên tỉnh kết nối vào nhau có khoảng 70 bãi đậu công cộng dành riêng cho xe vận tải cỡ lớn, đến từ các nước Âu châu và nội địa nghỉ ngơi trước khi vào hải cảng Calais. Những địa chỉ trên là môi trường tạo ra hoạt động của đường dây đưa người lao động bất hợp pháp vào Anh quốc.
Từ Paris đến khu rừng Nam Téteghem trên ba trăm cây số, chúng tôi vào rừng đi theo đường mòn gồ ghề, sình lầy. Giữa khu rừng hoang, chúng tôi bất ngờ chứng kiến đời sống cơ cực của người Việt ở đây. Sau khi đưa cho những người này xem tư liệu trên các trang báo tại Dunkerque, Calais và Téteghem nói về sự xuất hiện người Việt Nam tại khu rừng Nam Téteghem, và vụ tai nạn hồi tháng sáu vừa qua, họ mới chịu trò chuyện với chúng tôi. Một thanh niên cho biết, anh ta được người hướng dẫn đưa đến rừng này vào cuối tháng 11.2008. Lúc đó, có ba người khác sống trong rừng. Ở chừng nửa tháng, ba người kia được đưa đi đâu không rõ. Theo anh ta, mỗi ngày có nhiều người Việt đến khu rừng này ở chung nhưng không thấy người dẫn đường quay lại. Những người Việt tự tìm bao nilông khâu lại, rồi dựng cây làm lều. Người thanh niên cho biết, anh ta đã 30 lần leo lên xe tải để trốn sang Anh, nhưng đến biên giới thì bị cảnh sát Anh bắt lại, đuổi về Pháp. Cảnh sát Pháp bắt giam một ngày để thẩm vấn, rồi thả ra. Sau mỗi lần được thả, anh ta phải đi bộ mấy chục cây số về lại khu rừng vì không biết đi đâu và cũng không biết cách nào trở lại quê nhà.
Một thanh niên khác, độ tuổi hai mươi, tóc dài chấm ngang vai, thân thể gầy còm, khuôn mặt vàng da, đôi mắt thâm quầng đen, thuật lại hành trình tới Pháp qua ngõ Nga và Đức. Nhóm sáu người của anh tới Nga, sau đó chỉ có anh ta được chở qua Đức rồi đến Pháp. Anh này kể lại, khi đến mé bìa rừng đầu tháng 2.2009, họ chỉ đi theo đường mòn vào rừng, sẽ gặp người Việt. Mùa đông ở rừng Téteghem khắc nghiệt. Anh này nói: “Ở Nga tuy rất lạnh nhưng được ở trong nhà, có lò gas sưởi ấm, còn ở đây là rừng chỉ có hai lều vải và nilông nhỏ, lại đúng lúc mùa đông, chân tay tê cóng, mất cảm giác. Áo len không đủ ấm, lạnh thấu xương, da thịt nứt nẻ như thể đã thấy trên cánh đồng bị hạn hán ở miền Trung quê mình”.
Người quen đến dự lễ hoả táng một người Việt bị rơi từ mui xe tải khi tìm cách trốn sang nước khác. Ảnh: T.L
Một phụ nữ lớn tuổi, giọng Nghệ An, cho biết, quê ở Anh Sơn. Hành trình từ Hà Nội đi máy bay sang Nga, qua Đức và tới khu rừng này mất một tháng bảy ngày. Nghe có tổ chức giới thiệu người đi Anh làm việc, cô đã cẩn thận kiểm tra, trước khi thế chấp căn từ đường ba đời của nhà chồng lấy 7.000 euro để đi lao động, hòng đổi đời cho hai người con trai. Cô cho biết, đơn vị tổ chức hứa hẹn rằng, tới Anh làm việc hai tháng là đủ tiền lấy lại sổ đỏ. Ở Moscow được 20 ngày, cô được cho 60 USD để tiêu, thì có người lạ mặt đến gặp, cho biết mười ngày nữa lên đường nhưng phải trả chi phí 2.000 euro, do khoảng chi trước chỉ lo tới Nga. Tự đánh giá là gặp bọn lừa đảo, người phụ nữ này vẫn cố nuôi hy vọng gỡ gạc nên đồng ý gọi điện thoại về nhà, thế chấp sổ đỏ để được sang Đức, qua Pháp. Cô cho biết, ở khu rừng này, cô gặp 26 người đồng cảnh ngộ, tất cả đều ở miền Trung. Nghe mức chi phí 9.000 euro của người phụ nữ đến từ Nghệ An, có nhiều người cho biết, họ mất tới 13.000 euro. Người nữ trạc tuổi ba mươi nói: “Bố mẹ em thế chấp ba thửa ruộng cho ngân hàng đến 300 triệu đồng, tương đương 16.000 euro”.
Hiện nay trong rừng Téteghem có tất cả 20 nam 4 nữ. Bếp cơm tập thể do những người Việt Nam tại tỉnh Dunkerque cứu trợ. Y tế do linh mục Phạm Xuân Đào vận động hội y sĩ Pháp viếng thăm mỗi tuần.

http://www.sgtt.com.vn/HTMG/2009/1004/57706/01.jpg
http://www.sgtt.com.vn/HTMG/2009/1004/57706/02.jpg

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2009

Mo tai khoan o Anh

Làm sao mở tài khoản ngân hàng ở Anh ???
Anh Tâm, London, UK.

Trong những năm gần đây, vì tình trạng khủng bố và rửa tiền, thủ tục mở tài khoản ở Anh có phần khắt khe hơn. Chung quy lại, có 3 cách: 1) Gặp nhân viên tại một chi nhánh nhà băng, 2) Qua điện thoại và 3) Qua internet. Kinh nghiệm cho thấy cách thuận tiện nhất là làm qua internet, vừa nhanh và đơn giản, nhất là cho những người không rành về ngôn ngữ.

Ngân hàng hoạt động qua Internet khá thông dụng ở Anh quốc có địa chỉ mạng là www.firstdirect.com. First Direct là một subsidiary của tập đoàn HSBC – hiện đang có nhiều chi nhánh ở Việt Nam. Có tài khoản – account với First Direct là tương đương với tài khoản ở HSBC, có nghĩa là bạn sẽ có card rút tiền, dùng chi nhánh HSBC ở Anh để bỏ tiền vào và dùng chi nhánh HSBC ở Việt Nam để rút tiền, vân vân. Điều thuận tiện là bạn có thể chuyển tiền, coi ngân khoản của mình qua mạng 24 trên 24 đồng hồ.

Thủ tục
Cách nào bạn chọn cũng đưa đến thủ tục giống nhau, đó là ngân hàng sẽ gởi đơn đến để bạn xem lại và ký tên. Thêm vào đó, bạn phải chứng tỏ với ngân hàng 2 điểm chính, đó là: 1) bạn là ai (identify) và 2) nơi cú ngự (proof of address). Một vài ví dụ về thủ tục cần thiết bao gồm: Identify: passport (mặc dù passport Việt Nam) thông thường là tốt nhất. Tuy nhiên qua nghiên cứu với nhà bằng First Direct, idendity không cần thiết vì các nhà băng hiểu rằng nhiều người ở Anh không có quốc tịch. Miễn sao là bạn chứng tỏ đuợc là mình đang cư ngụ tại Anh. Nơi cư ngự: giấy tờ như là bằng lái xe, tenancy agreement từ người chủ cho mướn nhà, bill điện, gas hay điện thoại đường dây (bill điện thoại di động không được chấp nhận), giấy từ làm việc tại Anh. Cách tốt nhất để qua vấn đề này là hỏi chủ lao động của mình có hợp tác với chi nhánh ngân hàng địa phương nào không và nộp đơn với chi nhánh đó. Nên nhớ là theo thủ tục, nhân viên ngân hàng sẽ liên lạc với chủ của bạn để xác minh. Nếu người chủ đó tự đưa bạn đến ngân hàng để giới thiệu mở tài khoản thì càng tốt.

Travellers Cheques
Nếu bạn đang cầm trong tay một số tiền lớn mà chưa kịp mở tài khoản thì nên mua Travellers Cheques. Chỉ cần đi tới chi nhánh đổi tiền, nhà băng hay bưu điện để mua và trả tiền commision khoảng 1%. Khi dùng thì chỉ cần ký tên là được. Có một điều là nếu không dùng và khi đổi lấy lại tiền thì sẽ phải trả commission một lần nữa. Chung quy lại, chi phí sử dụng Travellers Cheque tốn hơn ngân khoản, nhưng rất thuận tiện và an toàn. Đặc điểm của nó là được chấp nhận hầu hết mọi nơi, không hết hạn, nếu mất thì ngân hàng sẽ hoàn lại tiền như cũ. Điều quan trọng là bạn phải giữ cái số serial number của mỗi cái cheque.

Cau chuyen Calais

Chờ đợi trong hy vọng/Chuyến đi của hy vọng.
Tôi may mắn được theo chồng sang London vào khoảng 5 năm về trước. Tuy cũng gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ & công việc nhưng tôi cũng dần dần thích nghi và hòa nhập với cuộc sống tại thành phố đa sắc tộc London. Khoảng 2 năm trước, tôi có dịp về Việt Nam thăm gia đình, thấy hoàn cảnh khó khăn của 2 người em trai không có việc làm ổn định mà còn phải nuôi vợ & con nhỏ. Nên tôi quyết định giúp cho 2 người em bằng việc bỏ ra 1 số tiền khá lớn để làm thủ tục cho chúng sang Anh. Mong rằng khi sang đây làm ăn chúng sẻ tự lo cho bản thân & giúp đỡ ít nhiều được cho vợ con. Từ khi bắt đầu quyết định làm giấy tờ cho đến ngày đi lên máy bay sang Pháp là những ngày tháng đợi chờ ở Việt Nam. Vì người của đường dây lúc nào cũng nói là sắp bay nên chúng đâu có làm ăn được gì. Cuối cùng, thì 2 đứa em tôi cũng có ngày bay sang Paris.
Đó là 1 ngày cuối tháng 07/2009, trong 1 đoàn người khoảng hơn 10 người thì có 2 người em tôi đã đặt chân đến sân bay Charles de Gaulle (Paris). Cả đoàn người 1 chữ tiếng Tây bẻ đôi cũng không biết. Khi đến nơi một số trong đoàn thì có người đón tại sân bây, còn em tôi thì chỉ có trong tay tờ giấy địa chỉ của khách sạn mà người của đường dây đã hẹn thôi. Vì cũng là lần đầu tiên xuất ngoại nên chúng chẳng biết phải gọi taxi như thế nào? Nói ra sao để người ta hiểu mà đưa mình đến khách sạn cần đến? Ngơ ngơ ngác ngác một hồi thì có 1 người thanh niên Việt Nam với dáng vẻ lịch sự tới bắt chuyện & hỏi thăm có cần sự giúp đỡ gì không. Chúng giống như gặp được ánh sáng trong bóng tối. Thấy người thanh niên đó nói đúng tên người của tổ chức đường dây nên chúng càng tin tưởng đi theo người ấy. Lên xe đi được 1 vòng Paris, thấy cảnh đường phố tráng lệ trong thâm tâm mỗi đứa đều nghĩ mình cũng gần đến nơi mà mình cần đến. Đi mãi mà vẫn chưa đến được khách sạn. Đi cho đến lúc trời tối thì xe cũng dừng, tưởng là đến nơi nhưng hai đứa tụi nó vẫn còn phải đi bộ thêm cả tiếng đồng hồ trong một không gian khá là vắng vẻ. Cuối cùng thì người dẫn đường nói là đã đến nơi, khung cảnh hiện ra trước mặt không phải là những căn nhà tiện nghi mà là những cái lều cái láng với hàng chục con người ở trong đó. Tụi nó không biết chỗ này là đâu mà cũng chỉ biết là nơi tập trung để tìm đường vượt qua biên giới vào Anh, nơi này mọi người vẫn gọi là Calais.
Kể từ khi chúng đặt chân đến Pháp thì tôi đã không liên lạc được vì những người điều hành trong đường dây này không cho em tôi liên lạc với người thân ở Anh Quốc mà chỉ được gọi về gia đình tại Việt Nam. Kêu người nhà phải bỏ một số tiền vào một tài khoản của 1 Ngân hàng ở Việt Nam thì mới được người của đường dây đưa đi tiếp sang Anh. Tôi nhận ra đây không phải là đường dây mà tôi đã hợp đồng lúc trước khi em tôi lên đường. Vì vậy, tôi phải bỏ công ăn việc làm mà tức tốc sang Calais. May mắn là tôi đã tìm gặp hai đứa nó khi nhờ sự giúp đỡ của những người của đường dây tôi hợp đồng trước đó. Chỉ ở trong đó khoảng 3 ngày, mà tụi nó đã thấy đã nghe khá nhiều câu chuyện bất hạnh của những người đi đường hướng về miền đất hứa Anh Quốc.
Sau đó, tôi đã đưa hai người em quay về lại đường dây mà tôi đã lo và sắp xếp cho chúng từ trước. Tại nơi ở mới là một căn nhà ở ngoại ô Paris với điều kiện ăn ở cũng được khá hơn ở Calais. Ở đây tôi có gọi điện sang trò chuyện hỏi thăm & gửi tiền tiêu vặt cho hai đứa mỗi khi tụi nó cần. Vì thời gian gần đây tình hình ở biên giới được kiểm tra khá kỹ nên chúng chỉ biết chờ đợi người của đường dây tổ chức chuyến sang Anh. Thật sự trong trí tưởng tượng của tôi cũng không nghĩ là đẩy em mình đến hoàn cảnh như trên. Chúng tiếp tục chờ đợi để nuôi hy vọng.