Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

UNHCR chi trích UKBA

Cao ủy tị nạn LHQ - UNHCR vừa lên tiếng chỉ trích qui trình xét duyệt tị nạn của Anh quá nhanh và không công bằng.

Đại diện của UNHCR ở Anh là Roland Schilling có bài phân tích trên mạng trình bày quan điểm đó.

http://www.opendemocracy.net/ourkingdom/roland-schilling/your-asylum-procedure-is-too-fast-and-not-fair-unhcr-tells-uk-government

Bên cạnh cuộc điều tra của chính phủ Anh, từ năm 2008 vào tiếp theo là 2010 UNHCR đã đưa ra nhiều cảnh báo về sự yếu kém của UKBA, kéo theo nhiều đau khổ khiến người tị nạn phải chịu đựng, đặc biệt là cảnh giam giữ không rõ thời hạn.

Các bạn quan tâm có thể đọc bản gốc tiếng Anh báo cáo của chính phủ ở địa chỉ:

http://icinspector.independent.gov.uk/wp-content/uploads/2012/02/Asylum_A-thematic-inspection-of-Detained-Fast-Track.pdf

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Kiem tra McDonalds

Không chỉ nhắm vào các tiệp nail và nhà hàng châu Á, nay các văn phòng UKBA ở các nơi còn kiểm tra cả những công ty lớn nổi tiếng là nghiêm túc.

Cửa hàng đồ ăn nhanh McDonalds trên đường Shenley Road thuộc Borehamwood bị phát hiện có 5 người đang lao động bất hợp pháp, theo báo địa phương.

http://www.borehamwoodtimes.co.uk/news/localnews/9547421.McDonalds____hugely_disappointed____illegal_workers_were_found/

3 người ngay lập tức bị đưa ra tòa, khởi tố về tội ở lại quá hạn visa và ăn cắp danh tính, chờ kết thúc phần xét xử là về nước.

2 người kia có visa sinh viên và có quyền lao động nhưng tính ra làm việc ở McDonalds nhiều hơn số giờ cho phép (mỗi tuần 20 giờ) cho nên cũng vi phạm luật di trú và bị đưa vào trại chờ ngày trục xuất.

Theo luật công ty tuyển người không có giấy tờ hợp lệ sẽ bị phạt 10.000 bảng cho mỗi người, nhưng lần này McDonalds không bị phạt đồng nào vì UKBA kết luận họ không biết gì về chuyện giấy tờ bất hợp pháp của những người này.

Chính trường nước Anh tiếp tục nóng lên với các chỉ trích nhắm vào đảng Lao Đông, bị bài bình luận trên tờ Mail coi là thủ phạm làm mất "chất Anh" khi đưa quá nhiều di dân vào đây.

http://www.dailymail.co.uk/debate/article-2104550/Mass-immigration-Labour-tried-destroy-Britishness.html?ito=feeds-newsxml

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Chia doi UKBA

Sau nhiều chỉ trích nhắm vào hoạt động bê bối của UKBA mở cửa biên giới không kiểm tra vào mùa hè năm ngoái, nay bộ trưởng Theresa May đề xuất giải pháp chia nhỏ cơ quan này ra để tăng hiệu quả công việc.

http://www.guardian.co.uk/uk/2012/feb/20/border-agency-split-vine-report?newsfeed=true

Chánh thanh tra John Vine của UKBA đưa ra kết luận là dưới thời lãnh đạo của cục trưởng Brodie Clark, một số cửa khẩu biên giới thường xuyên bỏ bê việc kiểm tra hộ chiếu mỗi khi có dòng người xếp hàng quá dài ở Heathrow và một số cảng khác, thậm chí ngay cả sau khi bộ trưởng nội vụ đặc biệt ra lệnh không được làm như vậy.

Báo cáo cho biết tập quán này đã tồn tại nhiều năm liền bên trong hệ thống của UKBA, không hẳn là cần phải được phép của cục trưởng Brodie Clark như trong vụ bê bối bị đưa ra công luận hồi mùa hè năm ngoái.

Từ năm 2007 có đến trên nửa triệu người từ các nước EU được coi là có nguy cơ thấp về khủng bố và di dân trái phép nhập cảnh vào Anh mà không bị kiểm tra giấy tờ, đặc biệt là nếu lên tàu Eurostar về Anh từ Disneyland.

Xáo trộn bên trong hệ thống của UKBA xét ra sẽ là có lợi cho những người rơm đang trong qui trình xin cấp tị nạn chờ xét duyệt, vì nhân sự thay đổi, ngân sách bị cắt giảm và văn phòng chuyển chỗ.

Tuy nhiên, trước mắt có vẻ như những điều chỉnh bên trong UKBA đã ảnh hưởng đến hàng nghìn hồ sơ gia hạn visa của sinh viên mà trong đó có rất nhiều sinh viên Việt Nam.

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Tich cuc van dong cho luat an xa

Một lần nữa, NgườiRơmUK dồn sức cho cuộc vận động ân xá trong năm nay, cùng với các tổ chức cùng chí hướng cũng đang hoạt động cho quyền lợi của người từ các nước nghèo khác.

Rút kinh nghiệm từ hành động ngăn chặn trục xuất thành công hồi tuần trước (ở Hammondsworth và Colnbrook, xem video ở địa chỉ http://youtu.be/E9YrpGbmgPM), nay hai tổ chức Chống trục xuất (Stop Deportation Network http://stopdeportations.wordpress.com/) và London không biên giới (London No border http://london.noborders.org.uk) sẽ tổ chức vận động quần chúng ở Thư viện Peckham vào thứ Bảy tới đây (25.II.2012, 15h-17h).

Các bạn người Việt đã được giấy tờ muốn giúp đồng hương có thể góp sức vào các hành động phối hợp và tham dự cuộc họp vào thứ Bảy này, đăng ký với số máy của BTC (tiếng Anh): 07438185537, email stopdeportation@riseup.net or noborderslondon@riseup.net

http://libcom.org/blog/no-borders-communique-immigration-prisoners-19022012

Các bạn Việt Nam đang sống trong trại có thể liên lạc với chúng tôi bằng email (nguoiromuk@gmail.com) để nhận tài liệu miễn phí về thủ tục tị nạn và chống trục xuất gửi trực tiếp vào trại.

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Bieu tinh ung ho nguoi rom

Kết thúc một tuần lễ phối hợp hoạt động, các nhóm hoạt động vì người rơm đã tổ chức biểu tình phản đối các trại tạm giữ người chờ trục xuất trên khắp nước Anh và khu trại Coquelles ở Calais, Pháp.

http://www.indymedia.org.uk/en/2012/02/492494.html

Trong cùng ngày Chủ Nhật ở London cũng có cuộc tuần hành của NoBorders, là một nhóm đang được hình thành với chủ chốt là sinh viên từ đại học Goldsmith trên đường New Cross, phía đông nam London, gần khu có nhiều người Việt sống ở Depford.

http://www.blogger.com/post-create.g?blogID=2031851539306329136

Lễ hội Carnival sẽ được tổ chức ở khu thánh đường St Paul nổi tiếng với băng rôn biểu ngữ và nhạc samba, lúc 12h, các bạn Việt Nam muốn ủng hộ cuộc vận động ân xá cho người rơm có thể đi dự.

Liên quan đến chuyện giữ trẻ em trong các trại tị nạn - trái với công ước quốc tế về nhân quyền, UKBA vừa phải trả trên dưới 1 triệu bảng tiền bồi thường, cùng khoảng chừng ấy tiền án phí cho khoảng 40 vụ giam nhầm trẻ em trong trại.

http://www.independent.co.uk/news/uk/home-news/1m-payout-to-child-asylum-seekers-7102085.html

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Tiep tuc gay suc ep voi UKBA

Một tổ chức giúp người tị nạn vừa đưa ra báo cáo chỉ trích qui trình xét tị nạn của UKBA đối với phụ nữ.

Asylum Aid nói cơ quan này có truyền thống không tin vào lời khai của phụ nữ là bị hiếp, theo bài báo trên tờ Islington Tribune.

http://www.islingtontribune.com/news/2012/feb/%E2%80%98culture-disbelief%E2%80%99-uk-border-agency-over-asylum-rape-claims-says-aid-charity

Họ đã giúp được một phụ nữ suốt 4 năm liền bị từ chối nhưng cuối cùng đã được công nhận quyền tị nạn và ở lại cư trú trên đất Anh vào tháng Hai này.

Cũng như trong thời gian cuộc bầu cử quốc hội Anh hồi 2010, các tổ chức giúp người rơm ở khắp mọi nơi trên đất Anh từng phối hợp cùng nhau vận động để đưa câu chuyện ân xá vào nghị trình bàn cãi, lần này các tổ chức giúp người rơm ở London lại một lần nữa phối hợp với nhau để vận động đưa chuyện ân xá cho người rơm vào nghị trình tranh cử thị trưởng London vào đầu tháng Năm tới đây.

NgườiRơmUK cũng tiếp tục là một thành viên trong cuộc vận động này, hi vọng kết quả sẽ đem lại thêm một số thuận lợi cho các anh chị em người rơm Việt Nam ở London này.

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Bat tiem nail Scotland

Sau một số kinh nghiệm từ các nơi, UKBA bắt đầu tổ chức các cuộc thí điểm kiểm tra bắt người ở các tiệm nail Việt Nam, đặc biệt là các tiệm có tên là USA như trong ba tháng qua ở xứ Scotland.

http://www.kilmarnockstandard.co.uk/ayrshire-news/news-east-ayrshire/kilmarnock-news/2012/02/17/underage-vietnamese-girls-found-working-in-kilmarnock-nail-bar-following-police-raid-81430-30336649/

Tờ báo của vùng Kilmarnock nói tổng cộng có 9 người rơm bị bắt và trong một vụ mới đây trên đường Kingstreet hôm thứ hai vừa rồi, do những cô gái làm việc trong tiệm khai chưa đủ 18 tuổi cho nên cảnh sát sẽ tiếp tục điều tra để xử lý hình sự chủ tiệm.

Theo đúng nguyên tắc thì các cô gái này được chính quyền East Ayrshire Council lo chỗ ở và chăm sóc trong thời gian điều tra.

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

Bieu tinh chong truc xuat

Toi thu Ba vua roi, mot nhom 30 thanh vien cua to chuc No Borders da bieu tinh truoc cua trai Hammondsworth gan san bay Heathrow de chan doan xe ra vao cho nhung nguoi Ghana ra chuyen bay thue rieng de truc xuat ve nuoc. Ho da kien cuong bam tru tu 6h chieu den 1h30 sang hom sau (14.2.2012) va 11 nguoi bi bat giu, nhung da thanh cong trong viec ngan chan chuyen bay nay. Theo ke hoach thi co den 50 nguoi se bi truc xuat nhung khoang mot nua so nay da khong bi dua len chuyen may bay thue bi cham tre nho can thiep phap ly vao phut cuoi
http://www.independent.co.uk/news/uk/crime/police-arrest-11-after-protest-against-forced-deportations-6956002.html

Cung trong thoi gian nay co khoang 40 nguoi cung bieu tinh o Sheffield de phan doi viec mo trai giam nguoi ti nan o day, duoc chuan bi de tien hanh cac dot truc xuat hang loat truoc khi ket thuc nam ngan sach la cuoi thang 3 nay. Nhom hanh dong vi nguoi rom o South Yorkshire - South Yorkshire Migration and Asylum Action Group (SYMAAG) bieu tinh truoc cua Town Hall chong UKBA ky hop dong voi G4S, cong ty tu nhan chuyen thau quan ly cac khu trai ti nan.
http://www.bbc.co.uk/news/uk-england-south-yorkshire-17048784

Cac ban nguoi rom Vn song o Sheffield co the lien lac de gop suc hanh dong voi SYMAAG, thong tin ve dia chi va so dien thoai o trang mang
http://www.sheffieldhelpyourself.org.uk/full_search_new.asp?group=23674

ETD

ETD và Những hệ lụy cần biết

Sau một số thành công trong việc trục xuất Người rơm về nước, nhiều dấu hiệu cho thấy UKBA đang tăng cường tiến độ. Một trong số những việc chuẩn bị đầu tiên của họ là gửi thư mời đương sự lên phỏng vấn để hoàn tất mẫu đơn ETD.

ETD là viết tắt của chữ tiếng Anh Emergency Travel Document, là giấy tờ dùng để đi lại và xuất nhập cảnh trong trường hợp khẩn cấp, trong điều kiện các đại sứ quán và văn phòng lãnh sự các nước không kịp cấp hộ chiếu. Với ĐSQ Việt Nam tại Anh, thì ETD là một tờ giấy có dán ảnh và đóng dấu, gọi là Giấy thông hành, cho phép UKBA có thể đưa Người rơm Việt Nam lên máy bay Vietnam Airlines chờ sẵn ở Gatwick để về Nội Bài hay Tân Sơn Nhất. Khi tự nguyện điền vào tờ khai dành cho các công dân Việt Nam gửi đến ĐSQ VN ở Anh và hơn nữa, ký tên vào bên dưới, thì bạn đã tự nguyện đồng ý về nước. Nếu bạn đọc kỹ bản tiếng Việt thì sẽ thấy dòng chữ nhỏ ghi ngay ở phía trên rằng đây là mẫu đơn dành cho công dân Việt Nam bị Vương quốc Anh từ chối cho tị nạn.

Thông thường mẫu đơn này do một đơn vị khác bên trong UKBA đảm trách cho nên hầu như không có liên quan gì đến kết quả của bộ hồ sơ bạn xin tị nạn. Bạn cần tham khảo luật sư trước khi khai và ký. Bạn cũng có quyền không cần phải khai ngay trong buổi phỏng vấn mà được cầm mẫu đơn về nhà tham vấn luật sư hoặc người có hiểu biết về pháp luật. Bạn có thể khai đầy đủ và không ký, hoặc ký và không khai, gạch bỏ tất cả những dòng nào không muốn có ai khác điền thay. Người tư vấn cho bạn về hồ sơ sẽ biết rõ nhất bạn có nên khai mẫu đơn này hay không, nhưng thường thì luật sư khi có mặt trong cuộc phỏng vấn sẽ khuyên thân chủ không nên khai hoặc không nên ký tên. Tất nhiên bạn phải chuẩn bị trước lý do chính đáng giải thích tại sao mình không khai hoặc không ký tên. Trong một số trường hợp chỉ cần một chi tiết trên mẫu đơn là đủ để cắt bỏ con đường ở lại nước Anh của người rơm. Ví dụ nếu đứa trẻ đẻ ra ở nước Anh và làm khai sinh ở cơ quan chính quyền Anh thì không có cơ sở gì để phải điền chữ Việt Nam vào mục Quốc tịch trong mẫu đơn cho em bé, tước đoạt khả năng có thể được ở lại Anh theo điều kiện nhân đạo. Ngay cả người lớn nếu đã từ bỏ hộ chiếu Việt Nam thì cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ quốc tịch Việt Nam, không có lý do gì mà phải nhận lại quốc tịch đó trong mẫu đơn xin giấy thông hành để trục xuất mình ra khỏi nước Anh.

Đó là một số lập luận theo suy nghĩ thông thường mà bạn có thể cân nhắc, trước khi đi gặp luật sư để có tư vấn chính xác và có giá trị pháp lý. Bạn cũng cần đọc thêm các bài trước để hiểu thêm về hệ thống xin tị nạn và khiếu nại để ở lại Anh theo điều kiện thời gian. Chúc bạn may mắn, và nhớ đọc kỹ tất cả những giấy tờ gì mình phải ký, đặc biệt là những dòng chữ nhỏ. Bạn có quyền yêu cầu phiên dịch dịch lại từng câu từng chữ một và xin thời gian để suy nghĩ, đó là quyền cơ bản nhất của bạn ở nước Anh này.