Sau hai tháng chờ đợi thấp thỏm, TS Ahmad từ Pakistan đã thắng kiện tại tòa với phán quyết rằng UKBA phải cấp visa lao động để ông có thể ở lại trường làm việc với mức lương khởi điểm là 35.000 bảng/năm.
http://www.scotsman.com/news/scottish-news/edinburgh-east-fife/lecturer_faced_deportation_for_having_less_than_800_1_2073391
Theo qui định về loại visa dành cho sinh viên sau khi kết thúc khóa học dài hạn ở Anh có thể ở lại làm việc, với điều kiện trong tài khoản phải có đủ ít nhất 800 bảng trong vòng 90 ngày trước đó.
TS Ahmad chỉ có được số tiền đó trong vòng 42 ngày, nhưng tổng số tiền trong tài khoản tại thời điểm nộp hồ sơ là 1500 bảng, vì một khoản tiền từ đài truyền hình Al Jazeera đến muộn.
Lập luận của ông chỉ là suy nghĩ theo lẽ thường (common sense) đã được tòa chấp thuận, hơn là qui định cứng nhắc của UKBA, với cùng mục tiêu là người nộp đơn phải chứng minh là bản thân đủ điều kiện tự lo không ăn nhờ vào trợ cấp.
Trước đó có đến 50 đồng nghiệp của ông viết thư gửi cho bộ trưởng nội vụ Anh Theresa May và lãnh đạo phụ trách Scotland Alex Salmond; một số cùng đến dự phiên tòa.
Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012
Chong truc xuat fast track
Tổng kết lại, rất nhiều người bị giữ ở trại trong diện bị trục xuất nhanh đã được ra ngoài theo điều kiện về hoàn cảnh gia đình và luật nhân đạo.
Tờ báo mạng Express đã mô tả hoạt động của khu trại Morton Hall mới được mở cửa trở lại để tăng tốc độ trục xuất di dân bất hợp pháp là thất bại.
http://www.express.co.uk/posts/view/297337/How-illegals-use-human-rights-law-to-stay-in-UK-deporting-illegals
Trong tổng số 456 người ở trại Morton Hall trong 5 tháng qua kể từ ngày mở cửa từ tháng Năm năm 2011, chỉ có vỏn vẹn 39 người bị trục xuất - theo số liệu của UKBA.
Tính ra còn có 116 người ra trại trong thời gian này nhưng UKBA không hề biết là trong số họ bao nhiêu người được bảo lãnh tại ngoại, hay chuyển trại, hay tiếp tục ra ngoài cư trú bất hợp pháp.
Bộ nội vụ nhận là kế hoạch của họ muốn lập trại để tăng tốc quá trình trục xuất đã thất bại, chủ yếu là vì di dân bất hợp pháp biết cách dùng luật nhân quyền để kháng lại.
Họ dùng điều khoản qui định về cuộc sống gia đình mà nước Anh đã cam kết tuân thủ khi ký vào luật nhân quyền, để kháng kiện ra tòa và có được quyền ở lại nước Anh.
Thống kê cho thấy các vụ ra tòa theo điều kiện này UKBA bị thua có đến 60%.
Giới chính trị nước Anh một lần nữa lại công kích UKBA, và đòi hỏi phải có hướng giải quyết chứ không thể để ngân sách gánh chịu các khoản tốn kém quá lớn do di dân trái phép gây ra.
Khu trại Morton Hall ở Lincolnshire trước đây là nhà tù nữ, được đầu tư 6 triệu bảng để sửa chữa lại thành trại giữ người trục xuất, có đầy đủ hệ thống máy tính, tiệm cắt tóc, trạm xá mở cửa 24h, thư viện phim DVD và các thiết bị tập thể thao.
Nghị sĩ Priti Patel từ cánh bảo thủ nói "lẽ ra di dân trái phép phải bị ném bỏ khỏi nước Anh chứ không phải sống trong cảnh sung sướng từ tiền thuế chắt bóp của người dân Anh đang khổ sở.
Morton Hall tính ra chỉ là một trong số 13 khu trại giữ người chờ trục xuất, mà riêng nó thôi trong năm nay sẽ tiêu tốn 17 triệu bảng từ ngân sách.
Chuyện trục xuất di dân trái phép đang tiếp tục là gánh nặng cho chính phủ Anh, với con số 24.4 triệu bảng được chi ra cho 20.000 di dân và tù nhân người nước ngoài chịu về nước theo chương trình hỗ trợ.
Số tiền phải chi ra cũng theo chiều hướng gia tăng vì tổng cộng suốt từ 2006 đến 2010 chính phủ Anh chỉ tốn khoảng 11 triệu theo khoản này, nhưng riêng năm ngoái thì phải chi đến 13 triệu bảng.
Sức ép lên ngân sách càng tăng thì cơ hội cho dự luật ân xá người rơm, cho phép họ đi làm để thu thuế và khỏi tốn tiền trợ cấp càng cao.
Tờ báo mạng Express đã mô tả hoạt động của khu trại Morton Hall mới được mở cửa trở lại để tăng tốc độ trục xuất di dân bất hợp pháp là thất bại.
http://www.express.co.uk/posts/view/297337/How-illegals-use-human-rights-law-to-stay-in-UK-deporting-illegals
Trong tổng số 456 người ở trại Morton Hall trong 5 tháng qua kể từ ngày mở cửa từ tháng Năm năm 2011, chỉ có vỏn vẹn 39 người bị trục xuất - theo số liệu của UKBA.
Tính ra còn có 116 người ra trại trong thời gian này nhưng UKBA không hề biết là trong số họ bao nhiêu người được bảo lãnh tại ngoại, hay chuyển trại, hay tiếp tục ra ngoài cư trú bất hợp pháp.
Bộ nội vụ nhận là kế hoạch của họ muốn lập trại để tăng tốc quá trình trục xuất đã thất bại, chủ yếu là vì di dân bất hợp pháp biết cách dùng luật nhân quyền để kháng lại.
Họ dùng điều khoản qui định về cuộc sống gia đình mà nước Anh đã cam kết tuân thủ khi ký vào luật nhân quyền, để kháng kiện ra tòa và có được quyền ở lại nước Anh.
Thống kê cho thấy các vụ ra tòa theo điều kiện này UKBA bị thua có đến 60%.
Giới chính trị nước Anh một lần nữa lại công kích UKBA, và đòi hỏi phải có hướng giải quyết chứ không thể để ngân sách gánh chịu các khoản tốn kém quá lớn do di dân trái phép gây ra.
Khu trại Morton Hall ở Lincolnshire trước đây là nhà tù nữ, được đầu tư 6 triệu bảng để sửa chữa lại thành trại giữ người trục xuất, có đầy đủ hệ thống máy tính, tiệm cắt tóc, trạm xá mở cửa 24h, thư viện phim DVD và các thiết bị tập thể thao.
Nghị sĩ Priti Patel từ cánh bảo thủ nói "lẽ ra di dân trái phép phải bị ném bỏ khỏi nước Anh chứ không phải sống trong cảnh sung sướng từ tiền thuế chắt bóp của người dân Anh đang khổ sở.
Morton Hall tính ra chỉ là một trong số 13 khu trại giữ người chờ trục xuất, mà riêng nó thôi trong năm nay sẽ tiêu tốn 17 triệu bảng từ ngân sách.
Chuyện trục xuất di dân trái phép đang tiếp tục là gánh nặng cho chính phủ Anh, với con số 24.4 triệu bảng được chi ra cho 20.000 di dân và tù nhân người nước ngoài chịu về nước theo chương trình hỗ trợ.
Số tiền phải chi ra cũng theo chiều hướng gia tăng vì tổng cộng suốt từ 2006 đến 2010 chính phủ Anh chỉ tốn khoảng 11 triệu theo khoản này, nhưng riêng năm ngoái thì phải chi đến 13 triệu bảng.
Sức ép lên ngân sách càng tăng thì cơ hội cho dự luật ân xá người rơm, cho phép họ đi làm để thu thuế và khỏi tốn tiền trợ cấp càng cao.
Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012
De phong lua dao
Thời gian qua số lượng những vụ lừa đảo người rơm đã lên đến mức báo động. Chúng tôi ngày càng nhận được nhiều tin báo từ các bạn thân hữu về các kiểu lừa đảo khác nhau, sẽ sớm được cập nhật vào phiên bản tiếp theo của Tài liệu về thủ tục tị nạn để quí vị có thể tránh.
UKBA cũng cảnh báo là nhận được tin báo về những vụ lừa đảo này gần như mỗi ngày, đến nỗi chính phủ yêu cầu phải có biện pháp.
http://www.ukvisaandimmigration.co.uk/news/government-to-clamp-down-uk-immigration-fraud-ukvisaandimmigration-co-uk-complaints.php
UKBA cũng cảnh báo là nhận được tin báo về những vụ lừa đảo này gần như mỗi ngày, đến nỗi chính phủ yêu cầu phải có biện pháp.
http://www.ukvisaandimmigration.co.uk/news/government-to-clamp-down-uk-immigration-fraud-ukvisaandimmigration-co-uk-complaints.php
Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012
Chong truc xuat
Chống trục xuất trong ngày về Pháp
Sau thời gian dài vận động, cuối cùng các nhóm đấu tranh cho quyền lợi của người rơm đã thành công trong việc ngăn chặn UKBA thẩm vấn và trục xuất người vượt biên vào Anh qua cảng biển Calais-Dover trở về Pháp ngay trong ngày.
Ủy viên về quyền trẻ em Maggie Atkinson đã ngỏ lời chúc mừng khi tân lãnh đạo UKBA Rob Whiteman ra quyết định hủy bỏ một thỏa thuận đã được áp dụng suốt 15 năm qua giữa Anh và Pháp (Gentlemen's Agreement 1995) để trục xuất trẻ em và người lớn nếu Anh kịp pháp hiện và thẩm vấn ngay trong ngày.
http://www.opendemocracy.net/ourkingdom/clare-sambrook/child-bleeding-anus-interrogation-by-uk-border-agency
Trước đó, một báo cáo về một trường hợp đặc biệt của một bé trai là nạn nhân bị cưỡng hiếp, chảy máu đường hậu môn đã được cố vấn chính sách cho ủy ban quyền trẻ em xứ England là Adrian Matthews đưa ra công luận, gây chấn động cho giới lãnh đạo cơ quan chuyên trách xuất nhập cảnh UKBA.
http://www.childrenscommissioner.gov.uk/content/publications/content_556
NgườiRơmUK sẽ sớm tóm lược nội dung và kết quả của đợt vận động vừa qua để giới thiệu với quí vị trong thời gian tới. Xin chia vui.
Sau thời gian dài vận động, cuối cùng các nhóm đấu tranh cho quyền lợi của người rơm đã thành công trong việc ngăn chặn UKBA thẩm vấn và trục xuất người vượt biên vào Anh qua cảng biển Calais-Dover trở về Pháp ngay trong ngày.
Ủy viên về quyền trẻ em Maggie Atkinson đã ngỏ lời chúc mừng khi tân lãnh đạo UKBA Rob Whiteman ra quyết định hủy bỏ một thỏa thuận đã được áp dụng suốt 15 năm qua giữa Anh và Pháp (Gentlemen's Agreement 1995) để trục xuất trẻ em và người lớn nếu Anh kịp pháp hiện và thẩm vấn ngay trong ngày.
http://www.opendemocracy.net/ourkingdom/clare-sambrook/child-bleeding-anus-interrogation-by-uk-border-agency
Trước đó, một báo cáo về một trường hợp đặc biệt của một bé trai là nạn nhân bị cưỡng hiếp, chảy máu đường hậu môn đã được cố vấn chính sách cho ủy ban quyền trẻ em xứ England là Adrian Matthews đưa ra công luận, gây chấn động cho giới lãnh đạo cơ quan chuyên trách xuất nhập cảnh UKBA.
http://www.childrenscommissioner.gov.uk/content/publications/content_556
NgườiRơmUK sẽ sớm tóm lược nội dung và kết quả của đợt vận động vừa qua để giới thiệu với quí vị trong thời gian tới. Xin chia vui.
Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012
amnestia
Ân xá ở Ba Lan
Câu chuyện xúc động kể trên báo Đàn Chim Việt
http://www.danchimviet.info/archives/49688
Ba Lan: Người Việt tấp nập xin ân xá
Người Việt kéo xe hàng thuê trong các chợ- một trong những đối tượng xin ân xá đông đảo lần này. Ảnh Agencja Gazeta
Luật ân xá được ký tháng 8 năm ngoái bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2012. Trong 4 ngày của tuần đầu tiên, chính quyền Ba Lan đã nhận được 441 bộ hồ sơ xin ân xá của người nước ngoài trong số đó, đông đảo nhất là các công dân Ucraina với 137 bộ, đứng thứ hai là người Việt Nam với 122 bộ. Phần còn lại là các sắc dân khác như Armeni, Nga, Nigeria, Beloruria, Trung Quốc, Pakistan, Tunesia, Ai Cập…
Ngày thứ Hai đầu tiên và cũng là ngày đầu của năm mới, hơn 200 người đã xếp hàng từ sớm tinh mơ trước cửa Ủy ban hành chính Warszawa nhưng không phải ai cũng có cơ hội nộp được. Mỗi người tới lượt vào chỉ được nộp 1 bộ hồ sơ. Tuy vậy, theo ghi nhận, có người Việt Nam đã cầm lên cùng lúc 40 bộ hồ sơ điền sẵn. Hồ sơ có thể nộp tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước, song tập trung số lượng lớn nhất vẫn là tỉnh Mazowieckie mà thủ phủ của nó là Warszawa. Hàng người xin ân xá vẫn tiếp tục vào những ngày sau, có người đi xếp hàng từ 2 giờ sáng.
Song, đa số người Việt Nam không đi nộp trực tiếp mà ủy quyền cho những người biết tiếng, các văn phòng luật sư hay những người có thâm niên làm giấy tờ cư trú chuyên nghiệp. Thời gian với người Việt là tiền, nên thay vì đi xếp hàng có thể nhiều ngày mới tới lượt, bà con thường ủy quyền để người khác làm thay và trả một khoản tiền nhất định. Mặt khác rào cản ngôn ngữ khiến nhiều người, dù có muốn cũng không thể tới làm việc trực tiếp được.
Những người đã nộp hồ sơ sẽ nhận được xác nhận của sở ngoại kiều vào hộ chiếu rằng, đơn ân xá của họ đang được thụ lý. Với con dấu này, họ có thể đi lại tự do trong lãnh thổ Ba Lan mà không phải trốn chui lủi mỗi khi bị công an hay biên phòng kiểm tra.
Anh S, một đầu bếp đã làm việc 7 năm ở Ba Lan tần ngần mở ra mở vào quyển hộ chiếu, xoa xoa tay lên con dấu mới tinh, xúc động nói: “Vậy là hè này tôi có thể về thăm vợ con rồi, 7 năm nay, lúc nào tôi cũng lo sợ mỗi khi đi ra đường”. Anh chỉ vào chân, rồi kể tiếp, một lần biên phòng tới kiểm tra quán ăn, anh may mắn nhảy qua cửa sổ thoát thân nhưng bị gẫy chân. Một khách hàng quen của quán đỡ anh dậy và dìu vào ô tô, sau đó giúp anh đi viện. Người đầu bếp cùng làm không chạy kịp đã bị đi trại 1 năm.
Chị H sang trông con và giúp việc nhà cho một gia đình người Việt. May mắn có chủ nhà tử tế, lương được 700 đô/ tháng, ăn ở cùng chủ nhà, từ tiền quần áo, thuốc men tới tiền điện thoại gọi về Việt Nam hàng tháng chủ nhà đều bao tất. Mỗi năm chị cũng gửi về nhà được 8 ngàn đô, nhưng chị luôn mơ ước có giấy tờ để về thăm bà mẹ già đã ngoài 80. Gặp chị ở phòng lăn tay đi ra, chị cười tươi rói, mắt lấp lánh nước.
Rất nhiều người ở vào hoàn cảnh như anh S, chị H. Họ cũng vài năm, thậm chí chục năm nay chưa có giấy tờ để về thăm gia đình. Đa số đều là người lao động, thu nhập từ thấp tới trung bình. Người kéo xe thuê, người trông trẻ, giúp việc trong gia đình, làm quán ăn hay phụ việc buôn bán trong các khu thương mại.
So với 2 lần ân xá trước đây vào các năm 2003 và 2007, lần ân xá này có điều kiện dễ dàng hơn cả, người xin không cần chứng minh thu nhập hay nộp tiền bảo lãnh vào tài khoản. Những người được ân xá sẽ nhận giấy tờ cư trú 2 năm, trong thời gian đó, họ phải tìm việc làm hoặc hợp lý hóa cứ trú bằng các cách khác như hôn nhân với người bản xứ hay người có định cư lâu dài ở Ba Lan…
Dự tính có vài ngàn người Việt Nam sẽ được ân xá nhân dịp này. Con số người nước ngoài sống bất hợp pháp ở Ba Lan có thể từ 50 tới 100 ngàn theo đánh giá của nhà chức trách.
© Đàn Chim Việt
Câu chuyện xúc động kể trên báo Đàn Chim Việt
http://www.danchimviet.info/archives/49688
Ba Lan: Người Việt tấp nập xin ân xá
Người Việt kéo xe hàng thuê trong các chợ- một trong những đối tượng xin ân xá đông đảo lần này. Ảnh Agencja Gazeta
Luật ân xá được ký tháng 8 năm ngoái bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2012. Trong 4 ngày của tuần đầu tiên, chính quyền Ba Lan đã nhận được 441 bộ hồ sơ xin ân xá của người nước ngoài trong số đó, đông đảo nhất là các công dân Ucraina với 137 bộ, đứng thứ hai là người Việt Nam với 122 bộ. Phần còn lại là các sắc dân khác như Armeni, Nga, Nigeria, Beloruria, Trung Quốc, Pakistan, Tunesia, Ai Cập…
Ngày thứ Hai đầu tiên và cũng là ngày đầu của năm mới, hơn 200 người đã xếp hàng từ sớm tinh mơ trước cửa Ủy ban hành chính Warszawa nhưng không phải ai cũng có cơ hội nộp được. Mỗi người tới lượt vào chỉ được nộp 1 bộ hồ sơ. Tuy vậy, theo ghi nhận, có người Việt Nam đã cầm lên cùng lúc 40 bộ hồ sơ điền sẵn. Hồ sơ có thể nộp tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước, song tập trung số lượng lớn nhất vẫn là tỉnh Mazowieckie mà thủ phủ của nó là Warszawa. Hàng người xin ân xá vẫn tiếp tục vào những ngày sau, có người đi xếp hàng từ 2 giờ sáng.
Song, đa số người Việt Nam không đi nộp trực tiếp mà ủy quyền cho những người biết tiếng, các văn phòng luật sư hay những người có thâm niên làm giấy tờ cư trú chuyên nghiệp. Thời gian với người Việt là tiền, nên thay vì đi xếp hàng có thể nhiều ngày mới tới lượt, bà con thường ủy quyền để người khác làm thay và trả một khoản tiền nhất định. Mặt khác rào cản ngôn ngữ khiến nhiều người, dù có muốn cũng không thể tới làm việc trực tiếp được.
Những người đã nộp hồ sơ sẽ nhận được xác nhận của sở ngoại kiều vào hộ chiếu rằng, đơn ân xá của họ đang được thụ lý. Với con dấu này, họ có thể đi lại tự do trong lãnh thổ Ba Lan mà không phải trốn chui lủi mỗi khi bị công an hay biên phòng kiểm tra.
Anh S, một đầu bếp đã làm việc 7 năm ở Ba Lan tần ngần mở ra mở vào quyển hộ chiếu, xoa xoa tay lên con dấu mới tinh, xúc động nói: “Vậy là hè này tôi có thể về thăm vợ con rồi, 7 năm nay, lúc nào tôi cũng lo sợ mỗi khi đi ra đường”. Anh chỉ vào chân, rồi kể tiếp, một lần biên phòng tới kiểm tra quán ăn, anh may mắn nhảy qua cửa sổ thoát thân nhưng bị gẫy chân. Một khách hàng quen của quán đỡ anh dậy và dìu vào ô tô, sau đó giúp anh đi viện. Người đầu bếp cùng làm không chạy kịp đã bị đi trại 1 năm.
Chị H sang trông con và giúp việc nhà cho một gia đình người Việt. May mắn có chủ nhà tử tế, lương được 700 đô/ tháng, ăn ở cùng chủ nhà, từ tiền quần áo, thuốc men tới tiền điện thoại gọi về Việt Nam hàng tháng chủ nhà đều bao tất. Mỗi năm chị cũng gửi về nhà được 8 ngàn đô, nhưng chị luôn mơ ước có giấy tờ để về thăm bà mẹ già đã ngoài 80. Gặp chị ở phòng lăn tay đi ra, chị cười tươi rói, mắt lấp lánh nước.
Rất nhiều người ở vào hoàn cảnh như anh S, chị H. Họ cũng vài năm, thậm chí chục năm nay chưa có giấy tờ để về thăm gia đình. Đa số đều là người lao động, thu nhập từ thấp tới trung bình. Người kéo xe thuê, người trông trẻ, giúp việc trong gia đình, làm quán ăn hay phụ việc buôn bán trong các khu thương mại.
So với 2 lần ân xá trước đây vào các năm 2003 và 2007, lần ân xá này có điều kiện dễ dàng hơn cả, người xin không cần chứng minh thu nhập hay nộp tiền bảo lãnh vào tài khoản. Những người được ân xá sẽ nhận giấy tờ cư trú 2 năm, trong thời gian đó, họ phải tìm việc làm hoặc hợp lý hóa cứ trú bằng các cách khác như hôn nhân với người bản xứ hay người có định cư lâu dài ở Ba Lan…
Dự tính có vài ngàn người Việt Nam sẽ được ân xá nhân dịp này. Con số người nước ngoài sống bất hợp pháp ở Ba Lan có thể từ 50 tới 100 ngàn theo đánh giá của nhà chức trách.
© Đàn Chim Việt
Asylum
Quyền xin Tị nạn
Điều đầu tiên bạn cần chú ý, rằng quyền Tị nạn của bạn mặc dù là do chính phủ Anh cấp khi bạn đang có mặt trên nước Anh và nộp đơn vào cơ quan di trú (UK Border Agency) thuộc bộ nội vụ (Home Office) Anh quốc, nhưng đây là quyền do quốc tế cấp. Quyền này được qui định trong Công ước tị nạn của Liên hiệp quốc (United Nations 1951 Refugee Convention). Tuy nhiên, vì lý do nhân đạo mà chính phủ Anh có thể ra quyết định cho bạn ở lại khi xét đến hoàn cảnh đáng thương (compassion) hoặc các mối gắn bó của bạn với cuộc sống và văn hóa Anh (private life/family in the UK), nếu hồ sơ tị nạn của bạn bị bác.
Công ước quốc tế định nghĩa người tị nạn (refugee) là người đang ở bên ngoài quốc gia họ xuất phát và có nguy cơ thực sự bị ngược đãi vì một trong năm lý do sau: chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm xã hội nhất định, hay quan điểm chính trị. Để có được quyền này thì người tị nạn phải chứng minh là đang ở trong tình trạng nguy hiểm và cần được bảo vệ từ một trong số năm lý do vừa nêu. Nhưng trong trường hợp đương sự không chứng minh nổi cho hồ sơ tị nạn của mình, thì chính phủ Anh cũng chưa thể đưa ngay người này về nước cho đến khi nào chưa chứng minh được là nước của họ sẽ an toàn cho cuộc sống của họ. Chính vì lý do đó mà trẻ em chưa đủ 18 tuổi hiện không bị đưa ngược về Việt Nam ngay, hay những người khai ra đi vì nợ nần được đề nghị sẽ đưa về tỉnh/miền khác ở Việt Nam với trợ giúp pháp lý và kinh tế để bắt đầu lại cuộc sống mới.
Ngoài ra, quyền về con người theo qui định của công ước châu Âu (Article 3, European Convention on Human Rights) cũng buộc chính phủ Anh không được đưa bạn trở về nơi sẽ bị tra tấn, bị phải sống trong cảnh không phải là con người, hay bị đối xử tàn tệ. Khi đó thì bạn sẽ được chính phủ Anh bảo vệ nhân đạo (humanitarian protection) và cũng được cấp quyền ở lại.
Điều đầu tiên bạn cần chú ý, rằng quyền Tị nạn của bạn mặc dù là do chính phủ Anh cấp khi bạn đang có mặt trên nước Anh và nộp đơn vào cơ quan di trú (UK Border Agency) thuộc bộ nội vụ (Home Office) Anh quốc, nhưng đây là quyền do quốc tế cấp. Quyền này được qui định trong Công ước tị nạn của Liên hiệp quốc (United Nations 1951 Refugee Convention). Tuy nhiên, vì lý do nhân đạo mà chính phủ Anh có thể ra quyết định cho bạn ở lại khi xét đến hoàn cảnh đáng thương (compassion) hoặc các mối gắn bó của bạn với cuộc sống và văn hóa Anh (private life/family in the UK), nếu hồ sơ tị nạn của bạn bị bác.
Công ước quốc tế định nghĩa người tị nạn (refugee) là người đang ở bên ngoài quốc gia họ xuất phát và có nguy cơ thực sự bị ngược đãi vì một trong năm lý do sau: chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm xã hội nhất định, hay quan điểm chính trị. Để có được quyền này thì người tị nạn phải chứng minh là đang ở trong tình trạng nguy hiểm và cần được bảo vệ từ một trong số năm lý do vừa nêu. Nhưng trong trường hợp đương sự không chứng minh nổi cho hồ sơ tị nạn của mình, thì chính phủ Anh cũng chưa thể đưa ngay người này về nước cho đến khi nào chưa chứng minh được là nước của họ sẽ an toàn cho cuộc sống của họ. Chính vì lý do đó mà trẻ em chưa đủ 18 tuổi hiện không bị đưa ngược về Việt Nam ngay, hay những người khai ra đi vì nợ nần được đề nghị sẽ đưa về tỉnh/miền khác ở Việt Nam với trợ giúp pháp lý và kinh tế để bắt đầu lại cuộc sống mới.
Ngoài ra, quyền về con người theo qui định của công ước châu Âu (Article 3, European Convention on Human Rights) cũng buộc chính phủ Anh không được đưa bạn trở về nơi sẽ bị tra tấn, bị phải sống trong cảnh không phải là con người, hay bị đối xử tàn tệ. Khi đó thì bạn sẽ được chính phủ Anh bảo vệ nhân đạo (humanitarian protection) và cũng được cấp quyền ở lại.
Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012
IOM
IOM - Trợ giúp trên đường về quê
Nếu bạn muốn về nước và không còn tiền thì có thể tìm đến chương trình Tình Nguyện Hồi Hương của IOM để được giúp đỡ. Ngoài tiền vé cho cả gia đình, tùy từng trường hợp cụ thể mà bạn có thể được trợ cấp thêm đến 5.000 bảng Anh để bắt đầu lại cuộc sống mới nơi quê nhà, theo học các lớp dạy nghề miễn phí.
Văn phòng của IOM ở London nằm gần ga Victoria Station, địa chỉ là 11 Belgrave Road, London SW1V 1RB, tel. +4420-7811-6011, email iomuk@iom.int, và nhiều văn phòng chi nhánh ở Glasgow, Bristol, Birmingham, Leeds, Liverpool và Manchester. Bạn có thể gọi điện đến số máy miễn phí 0800-783-2332 để cập nhật địa chỉ mới nhất của các văn phòng chi nhánh, hoặc vào đọc trang mạng của cơ quan này ở địa chỉ Internet www.iomuk.org
Theo thông báo trên tờ rơi của IOM – International Organisation for Migration thì bạn có thể in tờ đơn có sẵn trên mạng hoặc trực tiếp đến văn phòng để điền đơn và được tư vấn viên giúp hoàn tất hồ sơ và chi trả chi phí di chuyển, cử người tiễn ở sân bay và cũng có thể đón tiếp tại Việt Nam. Chương trình Hỗ trợ Tái hội nhập sẽ giúp lập doanh nghiệp nhỏ, đổi chỗ ở hay tìm chỗ ở tạm thời, giúp chăm sóc trẻ để người lớn có thể đi tìm việc, học nghề hay thực tập nghề, và tổ chức các khóa giáo dục cho người lớn và trẻ em.
IOM là tổ chức quốc tế hoạt động được 60 năm qua, từ 1951 đến nay, từng tham gia tổ chức nhiều chiến dịch hồi hương lớn cho các nhóm di dân từ nhiều nước khác nhau, trong đó có thuyền nhân Việt Nam trong thập niên 1990s hay lao động Việt Nam từ vùng chiến sự Trung Đông về nước trong thập niên 2000s.
Nếu bạn muốn về nước và không còn tiền thì có thể tìm đến chương trình Tình Nguyện Hồi Hương của IOM để được giúp đỡ. Ngoài tiền vé cho cả gia đình, tùy từng trường hợp cụ thể mà bạn có thể được trợ cấp thêm đến 5.000 bảng Anh để bắt đầu lại cuộc sống mới nơi quê nhà, theo học các lớp dạy nghề miễn phí.
Văn phòng của IOM ở London nằm gần ga Victoria Station, địa chỉ là 11 Belgrave Road, London SW1V 1RB, tel. +4420-7811-6011, email iomuk@iom.int, và nhiều văn phòng chi nhánh ở Glasgow, Bristol, Birmingham, Leeds, Liverpool và Manchester. Bạn có thể gọi điện đến số máy miễn phí 0800-783-2332 để cập nhật địa chỉ mới nhất của các văn phòng chi nhánh, hoặc vào đọc trang mạng của cơ quan này ở địa chỉ Internet www.iomuk.org
Theo thông báo trên tờ rơi của IOM – International Organisation for Migration thì bạn có thể in tờ đơn có sẵn trên mạng hoặc trực tiếp đến văn phòng để điền đơn và được tư vấn viên giúp hoàn tất hồ sơ và chi trả chi phí di chuyển, cử người tiễn ở sân bay và cũng có thể đón tiếp tại Việt Nam. Chương trình Hỗ trợ Tái hội nhập sẽ giúp lập doanh nghiệp nhỏ, đổi chỗ ở hay tìm chỗ ở tạm thời, giúp chăm sóc trẻ để người lớn có thể đi tìm việc, học nghề hay thực tập nghề, và tổ chức các khóa giáo dục cho người lớn và trẻ em.
IOM là tổ chức quốc tế hoạt động được 60 năm qua, từ 1951 đến nay, từng tham gia tổ chức nhiều chiến dịch hồi hương lớn cho các nhóm di dân từ nhiều nước khác nhau, trong đó có thuyền nhân Việt Nam trong thập niên 1990s hay lao động Việt Nam từ vùng chiến sự Trung Đông về nước trong thập niên 2000s.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)