Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Truyen thong bao dong gia tang so luong trai can sa

Một tổ chức phòng chống ma túy ở Anh cho biết lượng cần sa trồng tại chỗ tăng gần gấp 6 lần trong vòng 10 năm qua. DrugScope cho biết khoảng 60% lượng ma túy bán ra ở Anh được trồng tại chỗ, so với tỉ lệ chỉ có 11% vào năm 1996. Trong vòng hai năm quá số lượng trại trồng cỏ mà cảnh sát bắt được ở Anh tăng gấp ba lần và trung bình cứ mỗi ngày thì có 3 trại bị phá theo tổng kết của DrugLink trong nửa năm qua. Riêng London trong vòng hai năm qua có 1500 trại cần sa bị phát hiện, so với con số 500 trong hai năm trước đó. Cứ trung bình mỗi vụ bắt giữ thì cảnh sát lại thu được 400 cây và ba phần tư số trại cỏ là do các băng đảng Việt Nam điều hành. Các trại cỏ của người Việt tập trung ở London, South Wales, Birmingham, East Anglia, Yorkshire và North East. Sĩ quan Neil Hutchison từ lực lượng chống tội phạm nghiêm trọng có tổ chức nói một số nhân công trồng trọt cho các trại cỏ này được đưa từ Việt Nam sang và trả lương cao. http://www.metro.co.uk/news/40843-police-raid-three-cannabis-farms-a-day

Ket an 2 nguoi Viet trong can sa

(Duncan Bick, NewsAndStar.co.uk) Hai người rơm Việt Nam nhận tội trồng cần sa và bị tòa án ở Carlisle kết án tù, đó là Hoàng Văn Tân 38 tuổi và Phan Thị Hiền 36 tuổi, bị bắt trong nhà ở Flimby gần Maryport hồi tháng Bảy vừa qua. Họ trang bị máy móc để trồng 700 cây cần sa mà bên công tố ước tính trị giá khoảng 400.000 bảng nhưng luật sư cho rằng ít hơn. Luật sư cũng xin tòa chiếu cố hoàn cảnh bà Phan xuất thân từ vùng quê nghèo khó ở Việt Nam, bị đưa sang Anh với lời hứa sẽ kiếm ra tiền để gửi về nhà, rồi lợi dụng đưa đi làm khắp nơi, có lúc làm nghề giữ trẻ ở Birmingham và Manchester mà vẫn không đủ tiền để gửi về nhà. Theo lời khai thì bà Phan đến chơi nhà ông Hoàng ở Cumbria và bị bắt. Tòa kết án bà Phan 10 tháng tù còn ông Hoàng là hai năm tù. Quan tòa nói thêm là trong tình trạng cả hai đều là di dân bất hợp pháp cho nên sẽ bị trục xuất sau khi mãn án tù hay sẽ về nước chịu án. http://www.newsandstar.co.uk/news/vietnamese-pair-who-ran-drug-farm-jailed-by-carlisle-court-1.1012079?referrerPath=

Bat 28 nguoi Viet o Birmingham

Cảnh sát Birmingham bắt 28 người Việt ở sàn DV8 trên đường Lower Essex hồi đêm Chủ Nhật tảng sáng thứ Hai 12.11.2012, theo thông báo trên trang mạng của West Midlands Police. Đây là chiến dịch theo dõi và tóm bắt một băng nhóm bị nghi là trồng, tàng trữ và tiêu thụ ma túy. 10 nghi phạm đang trong tình trạng bất hợp pháp vì đã hết hạng visa hay vượt biên vào nước Anh đang được chuyển sang trại giam của UKBA chờ ngày trục xuất về Việt Nam. Một người đàn ông 22 tuổi đang trong danh sách tình nghi liên quan đến vụ thanh toán băng đảng ma túy hồi tháng Chín vừa rồi trên đường Rotton Park khu Edgbaston. Sĩ quan David Sproson từ Ban chuyên án ma túy nói vụ này đã được theo dõi và nghiên cứu từ nhiều tháng qua và cuối cùng quyết định sẽ bắt ngay tại sàn nhảy mà người Việt ở Birmingham thường lui tới. Trong số các tang vật có ecstasy và ma túy loại A, cùng nhiều cần sa và các loại thuốc và bột chưa có thời giờ xét nghiệm. Trong số những người bị bắt giam có 6 phụ nữ và nhiều người đang trên danh sách truy nã của cảnh sát West Midlands, Wales, Derbyshire, Greater Manchester, Yorkshire và London. http://www.west-midlands.police.uk/np/Birminghamwestandcentral/news/newsitem.asp?id=10729

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Bo noi vu mo chien dich lung bat can sa

Biên phòng và Cảnh sát Anh hợp tác diệt cần sa http://www.youtube.com/watch?v=qu0wpfFzJXg Liverpool là thành phố nổi tiếng của Anh không chỉ vì là nơi xuất thân của ban nhạc The Beatles hay vì cộng đồng người Hoa lâu đời và các món ăn Tàu đặc sắc còn lưu hương vị từ ngày xưa, mà còn là vì là nơi tiêu thụ cần sa lớn kéo theo một hệ thống trồng loại cây bất hợp pháp này để cung cấp cho thị trường tại chỗ. Đây là “nghề” đặc thù của người Việt ở Anh cho nên mỗi chiến dịch đều kéo theo một loạt người Việt bị bắt và tạo ra hình ảnh cùng ấn tượng xấu về người Việt Nam ở Anh. Giữa tháng 11 vừa qua trên 150 nhân viên công lực đã ập vào trên một chục địa điểm khác nhau để phá vỡ một mạng lưới trồng cần sa thuộc loại lớn nhất từ trước đến nay. 13 người Việt bị bắt giam và 11 người bị khởi tố cùng lượng cần sa trị giá trên 1 triệu bảng Anh là kết quả đầu tiên của một chiến dịch đặc biệt đã được Cục xuất nhập cảnh UKBA cùng Cảnh sát Merseyside ở Liverpool huy động đặc biệt và tổ chức theo dõi suốt từ 12 tháng trước. Trước hết, cần sa là một trong những tên gọi của loại cây có chứa chất gây nghiện xếp loại B ở Anh. Người Việt gốc Hoa còn gọi cây này là tài mà. Tên chính thức tiếng Anh là cannabis, nhưng cũng có tên gọi phổ biến là Marijuana (đọc là Ma-ri-hoan-na) như thời hippie thập niên 1960s ở Mỹ. Tiếng lóng đường phố còn gọi là cỏ - grass, và người Việt cũng gọi đây là nghề “trồng cỏ”. Đây là một loại cỏ đặc biệt cần được chăm sóc đặc biệt vì thu hoạch xong mỗi một gốc “cỏ” này đem bán trên thị trường sẽ là 500 bảng (trên 2.500zl hay gần 20 triệu đồng tiền Việt), chia ra thành từng gói nhỏ bằng cân tiểu ly. Trong bài học lịch sử nhiều bạn chắc còn nhớ giai đoạn lính Nhật bắt nông dân Việt Nam nhổ lúa trồng cây đay – đó cũng là tên hay chính xác hơn là một biến thể khác của cây cần sa, ngoài chức năng gây nghiện giảm đau còn là giống cây công nghiệp tốt để sản xuất giấy và các loại sản phẩm quốc phòng. Một số vùng ở Việt Nam tiếp tục trồng loại cây này để băm ra trộn với thức ăn nuôi heo, vừa tạo chất xơ giúp heo dễ tiêu hóa vừa có tác dụng gây nghiện kích thích heo ăn nhiều mau tăng trọng. Làm vườn – gardener trông coi xưởng trồng cỏ công nghiệp – cannabis factory là nghề thích hợp với rất nhiều lao động phổ thông Việt Nam, sẵn sàng chịu cực sống trong điều kiện nhà cửa mà theo mô tả của các cảnh sát tham gia chiến dịch với tờ báo địa phương Liverpool Echo là như chuồng thú và không người Anh nào có thể sống nổi trong đó. Chỉ riêng mùi đậm đặc của cây lúc trổ hoa đã đủ để tạo ra đủ các thứ bệnh đường hô hấp và thậm chí phản ứng của dạ dày. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tự bước vào ngành trồng cỏ nếu không có kiến thức đặc biệt về công nghệ trồng cây này, kể cả nếu đã nhiều năm cực khổ làm thuê trong vị trí làm vườn. Là giống cây từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ nên cần sa cần ánh sáng mặt trời chói chang không chỉ của vùng nhiệt đới như Việt Nam mà còn hơn vậy, vì mặt trời miền nam bán cầu mạnh hơn bắc bán cầu. Tâm điểm của xưởng cần sa là hệ thống đèn mặt trời chiếu sáng liên tục và nếu trả tiền điện quá nhiều thì không chỉ là không còn lãi mà sẽ dễ bị phát hiện vì mức tiêu thụ quá cao. Vì vậy mà tất cả các xưởng cần sa đều ăn cắp điện và muốn sửa lại đường dây thì cần phải có kiến thức ngành điện và chuyên môn cao. Thế nhưng nếu căn hộ có người ra vào mà hoàn toàn không tiêu thụ một chút điện nào mà vẫn có người ra vào thì cũng dễ bị sở điện lực thông báo cho cảnh sát đến kiểm tra. Một số nhà có sáng kiến sửa tầng gác mái để trồng một vườn nhỏ trên đó cải thiện thu nhập nhưng sở cảnh sát cũng có sẵn hệ thống tìm tia hồng ngoại do mức độ tiêu thụ điện và nhiệt độ phát ra đặt trên trực thăng tuần tra giao thông và sẽ nhìn thấy ngay lập tức để báo cho lực lượng dưới mặt đất đi kiểm tra. Ngoài ra mùi cần sa không thể nào mất ngay hoàn toàn nên rất dễ bị hàng xóm trong khu vực phát hiện và báo cho cảnh sát thông qua mạng lưới Neighbour Watch hay CrimesStopper. Tuy nhiên do số lượng người Việt trồng cần sa quá nhiều mà lực lượng cảnh sát và thời gian làm việc có hạn cho nên có thể mô tả chuyện trồng cỏ và bắt trồng cỏ như trò đùa giữa mèo với chuột chưa thấy có đà suy giảm mà còn mở rộng sang các nước đông Âu. Điểm qua báo cáo của cảnh sát Merseyside ở Liverpool bạn có thể sẽ choáng với con số các vụ bắt giữ trong một chiến dịch hồi đầu năm nay. Chỉ trong một tháng mà cảnh sát đã được lệnh khám 341 căn hộ, phát hiện thấy 211 địa điểm có trồng cần sa, bắt giữ trên dưới 150 nghi phạm, và thu giữ tổng cộng 17.722 cây cần sa ước tính trị giá khoảng 8.861.000 bảng Anh. Tính ra trong vòng North West trong vòng ba năm trở lại đây đã có trên 5.120 xưởng cần sa bị phát hiện với con số 345.000 cây ước tính giá khoảng 140 triệu bảng Anh. Tính ra ngành trồng cỏ chỉ riêng khu vực này đem lại chừng 560 triệu bảng Anh cho mạng lưới xã hội đen mà những người Việt không có giấy tờ hợp lệ ở đây thường giữ vai trò lao động phổ thông ở tầng thấp nhất và thường xuyên bị bắt. Mặc dù biết đây là việc làm trái phép và ngoài việc bị cảnh sát bắt còn rất nhiều rủi ro khác như từ bị cướp vào nhà trấn lột tiền hay cướp sản phẩm vừa thu hoạch xong cho đến thiệt mạng vì thanh toán băng đảng, rất nhiều người Việt vẫn tiếp tục gia nhập vào mạng lưới này. Một phần vì lợi nhuận quá hấp dẫn và một phần nữa cũng vì hình phạt chưa thực sự cao và triệt để. Một khu vườn cân sa loại nhỏ - hướng phát triển mới trong ngành trồng cỏ ở Anh. Trong diện tích một căn phòng nhỏ cải tiến lại từ nhà kho trên gác xép có thể trồng được 300 cây cần sa bán với giá 75.000 bảng cho mối lái Những người đã có quốc tịch Anh khi bị bắt và xử án thường là không cao lại chỉ cần ngồi tù đủ một nửa thời hạn là được ra. Khi ra tù sẽ được cấp nhà ở xã hội và chế độ lương thất nghiệp - vợ con được các tổ chức xã hội có trách nhiệm chăm sóc trong thời gian ngồi tù lẫn sau đó. Những người không có giấy tờ thì chỉ cần khai ít tuổi là được tạm thời cho ở lại đến khi đủ 18, được đi học và nhiều cơ hội còn được cấp thẻ định cư ở lại vĩnh viễn. Ngoài ra còn thêm vấn đề về nhận thức xã hội của người Việt Nam và gánh nặng nợ nần nơi quê nhà. Hiện tại chính phủ Anh mới chỉ dùng biện pháp hành chính chứ chưa chú ý đến các hình thức tác động bằng tuyên truyền vào cộng đồng người Việt để làm thay đổi quan niệm và hệ giá trị đạo đức giúp ngăn chặn phong trào trồng cỏ lan rộng, nhất là trong giai đoạn kinh tế toàn cầu suy thoái như hiện nay. Tuy nhiên, từ vài năm trở lại đây lực lượng biên phòng Anh (UKBA) và cảnh sát bắt đầu phối hợp chặt chẽ hơn trong mục tiêu diệt trừ các mạng lưới trồng cần sa liên quan đến người Việt ở Anh. Nhân viên điều tra từ sở cảnh sát sang làm việc cùng với UKBA và ngược lại, chia sẻ thông tin để làm bằng chứng buộc tội và mở rộng điều tra, cũng như lên kế hoạch theo dõi và tổ chức các đợt truy bắt lớn để báo cáo thành tích, và nhất là tận dụng các nguồn tài chính còn dư ra từ ngân sách, cũng như lấy sự ủng hộ từ công chúng. Đây là điều mà các bạn đọc ở Việt Nam hay từ các nước đông Âu nên cân nhắc trước khi quyết định vượt biên hay bỏ nhiều tiền làm giấy tờ để nhập cảnh vào nước Anh, bởi vì trồng cỏ không phải là chuyện đùa giỡn hay nghề nghiệp hợp pháp mà là một tội danh nghiêm trọng theo luật pháp nước Anh. Mời bạn đón đọc thêm chi tiết và theo dõi các diễn biến tiếp theo trên báo Phương Đông số tháng 12, phát hành cùng lúc tại London, Warszawa và Berlin. Có thể hỏi mua ở các cửa hàng thực phẩm Việt Nam.

Chu y khi bi bat

Quyền im lặng khi bị thẩm vấn tại đồn cảnh sát Anh Một trong số những quyền của cảnh sát Anh là tạm giam 36 giờ đồng hồ và thẩm vấn có ghi âm để làm bằng chứng. Một trong số những quyền cơ bản nhất cả người bị cảnh sát Anh bắt giữ và tạm giam là "im lặng" trong suốt thời gian này, nhất là khi bị thẩm vấn đã được nhắc nhở/cảnh báo: Interview under caution. Trước hết, khi bị cảnh sát bắt vào đồn và đặc biệt là trước khi bị thẩm vấn làm bằng chứng bạn có quyền tư vấn với luật sư. Bất kể là nói chuyện qua điện thoại hay gặp trực tiếp thì hai người đều được nói chuyện riêng tư. Khu vực tạm giam ở đồn cảnh sát luôn có một phòng kính để đứng hoặc ngồi nói chuyện điện thoại với luật sư hoặc gia đình, cùng một số phòng đủ rộng để luật sư ngồi làm việc với thân chủ, và cả phiên dịch trong trường hợp cần thiết. Lúc bị bắt về đồn và đưa vào phòng giam bạn có quyền gọi điện thoại thông báo cho người thân biết mình đang ở đâu. Trong trường hợp thân nhân ở Việt Nam thì đồn cảnh sát thường không cho phép bạn gọi vì ngân sách không cho phép. Khi đó bạn có thể đề nghị được gọi bằng chính điện thoại cầm tay của mình vừa bị thu giữ hoặc dùng thẻ điện thoại quốc tế để tự chịu phí nước ngoài. Trong trường hợp bạn được gặp luật sư thì có thể nhờ luật sư báo cho người thân bằng điện thoại hoặc email. Nên nhớ rằng bất kể bạn có luật sư riêng để tư vấn hay không thì bạn luôn có quyền chọn một luật sư miễn phí vào giúp đỡ. Đây là luật sư độc lập đăng ký trên danh sách quốc gia và ăn lương của chính phủ làm việc theo vụ việc và giờ giấc. Mặc dù họ do cảnh sát gọi điện mời đến nhưng hoàn toàn độc lập với cảnh sát. Tương tự như vậy với phiên dịch. Bạn có thể yêu cầu phiên dịch qua điện thoại hoặc trong trường hợp gặp luật sư là đến tận nơi. Cần nhớ đây là quyền lợi của bạn khi bị cảnh sát bắt, bạn hãy đòi hỏi mà không sợ cảnh sát vì mất lòng mà tăng án của bạn, vì mỗi người làm phận sự của mình - người quản lý trại giam có nhiệm vụ mang cơm khi bạn đói, mang nước khi bạn khát và mang chăn khi bạn lạnh, mang quần áo tạm cho bạn thay, khám bệnh và cho thuốc (dù chỉ là thuốc giảm đau hay một số thuốc cơ bản) khi bạn ốm. Nếu bạn ốm nặng cần điều trị chuyên môn thì họ sẽ phải đưa bạn đến bệnh viện và nhất là nếu không thể thẩm vấn để thu thập chứng cứ và ra quyết định kịp thời trước hạn 36 giờ tạm giam thì họ sẽ phải thả bạn ra. Bạn cũng cần nhớ bài viết này không phải là hướng dẫn tư pháp, chỉ là một số thông tin để bạn có khái niệm và tìm hướng xử lý khi gặp rắc rối với cảnh sát. Lúc gặp chuyện thì bạn nên tìm đến tư vấn chuyên nghiệp và nhiều trường hợp là miễn phí như trang mạng https://claonlineadvice.justice.gov.uk/ Nhìn từ góc độ lịch sử thì chính nước Anh và hệ thống luật pháp dân chủ của Anh giữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng quyền pháp lý cơ bản này của người bị cảnh sát bắt giam ra toàn thế giới, trước hết là những nước từng có dấu chân thực dân Anh trong quá khứ như Mỹ, Canada, Úc và ngay cả Singapore hay Hồng Kông và Miến Điện ở Đông Nam Á. Một số nước nằm ngoài vùng văn hóa tiếng Anh cũng có điều lệ qui định quyền im lặng của công dân như ở Cộng hòa Czech, theo Công ước về các quyền cơ bản và tự do cơ bản. Điều 37 khoản 1 nói rằng “tất cả mọi người có quyền từ chối phát biểu nếu làm như vậy sẽ khiến cho chính bản thân hay người thân bị khởi tố”. Điều 40 khoản 4 nói thêm rằng “một người bị cáo buộc có quyền từ chối bình luận, và không thể tước quyền này trong bất kỳ hoàn cảnh nào”. Tòa án nhân quyền châu Âu cũng coi đây là thông lệ quốc tế. Tuy nhiên chính tại nước Anh thì nghi phạm bị mất quyền im lặng trong các vụ án khủng bố, và các vụ án do văn phòng chuyên về các vụ lừa đảo nghiêm trọng Serious Fraud Office (SFO), tức là một ủy ban độc lập của chính phủ Anh chuyên điều tra tham nhũng theo quyền lực của Luật chống hối lộ vừa ban hành năm 2010. Bạn cũng cần chú ý đến những biển cảnh báo khi bước vào đồn cảnh sát, rằng họ có đặt máy quay phim và ghi âm ở khắp nơi – lưu trữ trong 31 ngày, cho nên những gì bạn nói và làm có thể dùng làm bằng chứng chống lại bạn. Thường khi thấy bạn có nguy cơ sớm bị buộc tội thì luật sư Anh sẽ khuyên bạn “không bình luận”, tức là nói câu No Comment khi cảnh sát hỏi, chứ không hoàn toàn im lặng. Nhưng cảnh sát cũng tìm cách hỏi vớ vẩn để bạn vô tình phá vỡ sự “im lặng”. Và quan trọng hơn, họ có thể tìm hiểu được nhiều chuyện thông qua giọng nói cao thấp thể hiện cảm xúc cũng như dáng điệu cử chỉ của bạn.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Vu an can sa ky luc

Sau 1 năm theo dõi, cảnh sát Liverpool vừa cất mẻ lưới bắt gọn một hệ thống trồng cần sa và bắt giữ 13 người Việt. Lúc 7h sáng trên 150 nhân viên từ sở cảnh sát Merseyside và cục xuất nhập cảnh cùng đột nhập vào hàng chục địa điểm khác nhau để bắt giữ và khám xét. Báo chí địa phương được cảnh sát cho đi cùng đến Gilroy Street ở Kensington và chụp ảnh cảnh sát vũ trang từ 5 chiếc xe cùng lúc ập vào ba căn hộ trên đường và tìm thấy một người đàn ông trốn trên gác mái. Read More http://www.liverpoolecho.co.uk/liverpool-news/local-news/2012/11/08/merseyside-police-vietnamese-drug-farm-raids-see-13-arrested-and-1m-cannabis-seized-100252-32191737/#ixzz2BghHAhdj http://www.liverpoolecho.co.uk/liverpool-news/local-news/2012/11/08/merseyside-police-vietnamese-drug-farm-raids-see-13-arrested-and-1m-cannabis-seized-100252-32191737/2/ Ngoài ra họ còn khám xét các trại cần sa ở Molyneux Road, Sheil Road, West Derby Road, Tuebrook, Ruskin Street, Smeaton Street, ở Kirkdale, and Cecil Road, Seaforth, đều là những nơi có nhiều người Việt sống. Sĩ quan cảnh sát Paul Roche là người lãnh đạo toàn bộ chiến dịch này, cho biết mỗi một địa điểm vừa nêu chứa lượng cần sa trị giá hàng trăm ngàn bảng Anh. http://www.merseyside.police.uk/news/latest-news/2012/04/11/nearly-%C2%A39million-worth-of-cannabis-plants-seized.aspx

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

LUÂN ĐÔN – CÁNH ĐỒNG RƠM BẤT TẬN

LUÂN ĐÔN – CÁNH ĐỒNG RƠM BẤT TẬN Tại sao lại là rơm? Rơm không có diện mạo, dù nhan nhản, đến độ người ta coi nó là tầm thường, đến độ người ta quên. Nhưng không có nghĩa nó không ở đó. Điều này bỗng dung gây một liên tưởng lạ lùng về thành Luân Đôn, nơi tập trung 70% dân số “rơm” toàn Anh quốc (412.000 trên 648.000 số liệu 2007), có lẽ cũng giống như cách đây hơn nửa thập kỷ là cách mà Nguyễn Ngọc Tư yêu cái bao la rợn ngợp của những đồng lúa, ụ rơm ở miền Tây Việt Nam xa xôi mà khắc họa lại những mảnh đời nhỏ bé, nổi trôi trong quyển tiểu thuyết nổi tiếng Cánh Đồng Bất Tận. Ai là Người Rơm? Đối tượng rộng lớn đươc đề cập trong ngữ cảnh bao gồm từ dân nhập cư bất hợp pháp, thường trú nhân bất hợp pháp, thường trú nhân làm việc trái quy định thị thực, tị nạn chính trị. Các con số cũng “rơm” (tạm chưa nghĩ ra tính từ thích hợp hơn), vì chưa có gì chính thức, nhiều đấy nhưng rất dễ lẫn khuất, là bỏ quên, là “guesstimation”. Trẻ con rơm, nghe sao mà thương, nhưng cũng được liệt trong dạng thường trú nhân bất hợp pháp vì có cha mẹ là người rơm. Vậy được và mất gì với bài toán nhân quyền, xã hội, chính trị và “thời đại” này? Trước và trên hết là ích lợi cho nền kinh tế bản địa. Thu nhập có cơ hội tăng từ việc có giấy tờ chính thống, pháp luật bảo vệ, nguồn thu mới từ lực lượng lao động này, góp vào đầu ra thêm 3 tỉ bảng Anh mỗi năm (0.2%GDP Anh Quốc). Tận dụng năng suất lao động của nguồn nhân công dồi dào, trọng dụng tinh hoa chất xám từ cộng đồng đa dạng sắc tộc này. Theo mạch suy nghĩ trên, một cá nhân sẽ tăng 15% tổng thu nhập cá nhân (£1450/năm cho người lao động thường) góp vào £846 triệu bảng cho quỹ thuế. Tuy nhiên trước cái “được” đó, cái hoa lợi đó phải bảo toàn, cân đối được những chi phí tưởng như không tên nhưng sức mạnh cộng hưởng là nặng nề: nhà ở, phúc lợi an sinh xã hội cho lượng công dân mới từ già tới trẻ, phí hành chính, trong đó phí cho dịch vụ công vào khoảng £40 triệu bảng và tổng số còn lại làm tròn con số £1 tỉ bảng/năm. Trong khoảng chi phí cho dịch vụ công, con số thật có lẽ không đáng gây giật mình như ước tính bởi lẽ, Người Rơm dù được thừa nhận hay chưa, cũng đã và đang là một phần tử của cuộc sống hàng ngày và sử dụng những dịch vụ như thư tín, phương tiện công cộng, cơ sở hạ tầng, khuôn viên, quy hoạch… thậm chí dịch vụ đặc biệt như cấp cứu còn có thể giảm tải do lượng công dân có giấy tờ sẽ giảm thiểu trở thành nạn nhân của những vụ phạm tội hoặc chậm trễ về y tế do e ngại vấn đề nhân thân. 2 con số về y tế và nhà ở có lẽ nhận được tranh cãi nhiều hơn. NHS thống kê ngược lại luận điểm Người Rơm với giấy tờ sẽ cắt giảm chi phí thước thang hơn, mà cho rằng những chi phí không thể tránh của dịch vụ thai sản, chăm sóc ung thư, A&E cũng cao hơn chi phí GPs nhiều. Tổng chi phí cho nhà ở tạm thời sẽ đóng băng cho đến khi NR được cấp quyền định cư vĩnh viễn (ILR), người bi quan cho rằng chi phí này sẽ càng tăng với lượng người đủ chuẩn nhập tịch ngày càng nhiều, để đáp ứng nhu cầu cho những hộ dân có thu nhập mức dưới trung bình, vô gia cư hoặc giải quyết danh sách chờ dài dằng dặc cho việc phân/cấp nhà ở công. Về lâu dài chi phí cho những việc này, bao gồm phí quản trị sẽ rất đáng kể. Sau khi nhận được những hỗ trợ trên, đương nhiên chất lượng cuộc sống được gia tăng cho cá nhân NR và cộng đồng quanh họ. Thái độ hợp tác với nhân viên công vụ, ý thức chấp hành luật lệ và tỉ lệ phạm tội hoặc tai nạn lao động do không được bảo hộ được kỳ vọng sẽ theo đó giảm đi. Chi phí hành chính giảm bớt đặc biệt là với Cục biên phòng trong công tác rà soát, sự thụ hưởng chung của cộng đồng từ những đóng góp phong phú của NR nếu không muốn nói sự bỏ qua này nếu có, là thiệt thòi đáng kể. Sau khi cung cấp câu trả lời thì một câu hỏi nảy sinh là liệu chính sách này đang để ngỏ cửa cho các trường hợp nhập cư lậu? Các tài liệu cung cấp dẫn chứng và bài học kinh nghiệm phần nhiều nêu trường hợp người Mexico sang Mỹ, tuy nhiên các liên tưởng về tình hình thực tế với nước Anh lại có vẻ không đúng. Nói đúng và công bằng hơn đây là dũng khí nhìn thẳng vào một vấn đề nhạy cảm và đưa ra hướng giải quyết khi khó tránh được đường vòng. Cũng không nhằm làm khó Cục biên phòng do địa thế nước Anh độc lập và tránh được trường hợp nhập cư xuyên biên giới “qua lưới thưa” dễ dàng như các nước lục đại chia sẻ nhiều mặt biên giới với nhau. Tuy vậy, ngay cả khi cân đo đong đếm được-mất trên rất nhiều khía cạnh, “Path to Citizenship” vẫn chỉ mới là 1 công cụ chưa vẹn toàn, chưa thể bầu chủ, bao hàm công bằng cho NR với 4 “Tier” khô khan và gắt gao với những yêu cầu về kỹ năng, bằng cấp và đặc biệt là tiếng Anh mà NR rất cần nhưng chưa được tiếp cận đủ. Cũng cần lưu ý rằng những khu vực lao động không đòi hỏi trình độ cao, vẫn luôn được ưu tiên cho công dân các nước khối EU. Một khi tình trạng giấy tờ vẫn không được hoàn chỉnh dưới sự hỗ trợ của chính sách mới, khó tránh NR cảm thấy bị gạt ra lề hơn nặng nề hơn trước. Vậy thì câu hỏi không phải có nên đồng ý bắt tay vào thử thách hay không, mà là 1 sự khẳng định đã có 1 cuộc hội thoại kéo dài, đã có nhiều tôn trọng, nhìn nhận từ phía nhà chính sách với rất nhiều dữ kiện sinh động tác động tích cực hơn đến những thái độ và hành động cần có trong cuộc chiến thầm lặng nhưng kéo dài này. Ngoài việc đợi chờ và hy vọng, NR cần lắm những tiếng nói nhân quyền tha thiết bảo hộ cho họ, để tác động lan xa hơn nữa. Những bài viết tiếp theo cung cấp thêm cái nhìn và bài học kinh nghiệm quốc tế về nhập cư không giấy tờ (NR), xét những mặt hại chắc chắn từ việc không có hành động giúp NR và những tranh cãi về nhân quyền xung quanh việc đối xử với các trường hợp NR.

ĐỂ NGƯỜI RƠM TỰ BƯỚC RA KHỎI BÓNG TỐI?

ĐỂ NGƯỜI RƠM TỰ BƯỚC RA KHỎI BÓNG TỐI? Ý nghĩa đằng sau đề xuất sáng tạo này của Viện Chính sách Nhập cư là trao một công cụ hữu hiệu để Người Rơm (NR) tự cất tiếng nói một cách thực tế nhất, bầu chủ cách riêng cho quyền lợi của chính mình. Khi tất cả những con số thuộc về NR đều dừng ở dạng ước tính, giả định, ngoài những dạng thường trú nhân đã liệt kê ở bài trước, còn một con số đáng kể về những hồ sơ đang chờ duyệt tị nạn, đã bị từ chối cho tị nạn nhưng vẫn nằm trong diện được bảo hộ nhân quyền, hoặc những hồ sơ đã bị từ chối hẳn hồ sơ, đã được cấp thị thực tạm thời trong thời hạn buộc rời Anh quốc nhưng vẫn chưa rời hẳn – thì việc có một chính sách giúp Chính phủ có được con số thật hơn về NR lúc nào cũng được mòn mỏi mong chờ. Bản đề cử chính sách này giúp cởi mở hơn những động lực hành vi, nguyện vọng và nhất là cho NR có cơ hội thể hiện sự mong muốn hòa nhập và đóng góp cho cộng đồng. Về căn bản, chính sách này gồm 3 giai đoạn cho NR theo đuổi, được thiết kế bám sát tình trạng thực tế của NR và đối chiếu trên những đề xuất chưa mang lại hiệu quả cao từ chính sách “đề nghị” hiện tại của đảng Liberal Democrat, ví dụ như khoảng thời gian cư trú tối thiểu để “đăng ký” - 10 năm - là quá dài (dù thực tại là 14 năm), chính sách chưa phản ánh được hành vi và động lực của NR, không cho thấy được mong muốn hòa nhập của họ, chính sách có thể lại đi vào vết xe đổ của những chính sách hiện hữu và quan trọng nhất, từ lý do này, chính sách mới của Viện Chính sách Nhập cư mong muốn tối đa được số lượng NR có đủ điều kiện đăng ký giấy tờ, do đó trao cho họ chìa khóa tự mở cửa bước ra khỏi vùng tối. Sau khi hoàn tất thủ tục cho giai đoạn 1, với yêu cầu rất thoáng về thời gian cư trú – 3 tháng – NR có thể tiến tới giai đoạn 2, tích lũy điểm trong vòng 5 năm từ các mặt của đời sống: được cấp số Bảo hiểm cá nhân và ổn định công việc, đóng thuế, chứng tỏ trình độ tiếng Anh hàng ngày để hòa nhập, tham gia 1 số dịch vụ công ích tự chọn, có ràng buộc tình cảm (ví dụ con cái) ở Anh quốc, sẵn lòng sống và làm việc tại các khu vực cần nhân lực của đất nước, có thái độ tôn trọng pháp luật và tuyệt đối không có tiền sử phạm tội. Trong mỗi năm, ngoài thuế, NR sẽ đóng phí 1000 bảng Anh cho các chi phí quản lý, thụ lý hồ sơ và các hỗ trợ hòa nhập cộng đồng. Sau 5 năm, NR bước vào giai đoạn cuối của hồ sơ để nhận quyết định được thị thực hay không, với yêu cầu là 75% để đậu, qua đó phản ánh được nguyện vọng và quyết tâm của NR trong nỗ lực hòa nhập. Những điểm sáng trong chính sách này là cung cấp con số NR sát thực tế nhất có thể, giúp Chính phủ giảm bớt lượng người nước ngoài không được quản lý, giảm tình trạng cố ý làm trái Luật Lao động trong các cơ sở kinh doanh thuê NR, tạo cơ hội cho NR có việc làm được trả lương tốt hơn và được bảo vệ hơn, chi phí trong 5 năm theo “giấy tờ” mà NR đóng sẽ trấn an những lo lắng về tài chính đồng thời rất có lý do để chính quyền địa phương vào cuộc giúp đỡ, tất cả những số liệu được công khai do đó tránh bị làm giả, ngoài ra giúp cho quá trình trục xuất (nếu có) diễn ra dễ dàng và bớt chi phí hơn. Chính sách này cũng là đòn bẩy tích cực đến những hành vi tốt của người công dân mới để đóng góp cho kinh tế và xã hội, “chọn lọc” rất tốt những công dân mới tiềm năng của đất nước – nói cách khác, NR trong trường hợp này hoàn toàn ở vào vị trí có thể tự hành động vì lợi ích của chính họ. Trong những năm gần đây, các ứng cử viên ghế Thị trưởng Luân Đôn đều tỏ ra hào hứng và ủng hộ chương trình này, hơn thế, các đề xuất dành cho sự “tự hội nhập cộng đồng” của NR đã được ký ủng hộ bởi 93 thành viên Quốc hội, 72 trong số đó từ đảng Lao động, bao gồm Jon Cruddas và Keith Vaz, Chairman của Home Affairs Select Committee. Đó là chưa kể sự ủng hộ sát sao của đảng Lib Dem, ảnh hưởng từ các tổ chức cộng đồng vẫn âm thầm hoạt động vì lợi ích của NR. Với một nền dân chủ lâu đời như Anh quốc, nếu những vấn đề về trục xuất hoặc mang lên bàn cân những lợi-hại từ NR sẽ chỉ mang lại sự đau đầu cùng những vấn nạn không mong muốn như nạn buôn người, tội phạm từ những “vùng tối” và bất ổn xã hội khi Chính phủ không thể hiểu rõ thành phần xã hội của chính đất nước họ nữa, thì những chính sách như thế này quả là một phương án hoàn toàn đáng cân nhắc đưa vào nghị trình nghiêm túc và lâu dài hơn.

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Khang kien UKBA

Cháu một vận động viên Paralympics bị từ chối thị thực by Paul Wilkinson Nhân viên bộ nội vụ Anh quốc vừa từ chối cấp thị thực cho Daniel Munro, 9 tuổi, cháu một vận động viên của đội tuyển bóng chuyền Anh tại Paralympic. Daniel hy vọng được đến thăm chú ruột tại Anh quốc cùng mẹ mình. Bà Anne, mẹ Daniel đã chi £1800 vào tiền vé máy bay khứ hồi cho hai mẹ con. Phần còn lại, chú của Daniel hỗ trợ tiền vé vào xem các trận đấu tại trung tâm ExCel ở Tây London và chỗ ở cho hai người trong 1 tháng tại nhà mình và nhà của nguyên Giám mục John Taylor tại Wiltshire. Tuy nhiên chỉ vài tuần trước khi lên đường, Daniel và mẹ mình đã bị thông báo từ chối thị thực vào Anh. Daniel sinh ra tại Việt Nam, được bà Anne, một người Úc, nhận làm con nuôi vào năm 2008. Các nhân viên bộ nội vụ không tin Daniel có thể sống tại London trong 1 tháng mà không cần viện trợ từ chính phủ, gạt bỏ mọi nỗ lực chứng minh từ bà Anne rằng bà sẽ tự túc lo mọi chi phí cho cậu bé trong thời gian đó. Ông Taylor, người đã gặp bà Anne năm 1999 khi đang làm việc với cô nhi tại Zambia, đã phải thốt lên rằng: “Điên quá! Tôi không hiểu những viên chức đó nghĩ gì nữa. Bà ấy (bà Anne-ND) vô cùng bực tức vì việc bị từ chối này chẳng có chút lý do nào mà lại quá tốn kém cho bà ấy rồi, đã không ăn thua dù John đã gửi hết giấy tờ chứng minh tài chính và thư mời từ tôi để khẳng định chúng tôi sẽ hỗ trợ ăn ở cho cậu bé. Tất cả những gì bà ấy nhận được là bức thư thông báo việc tái xét duyệt sẽ diễn ra trong khoảng 6 đến 12 tháng, trong khi theo kế hoạch thì hai người sẽ đến London vào 12/8. Điện thoại chả giúp ích gì được ở đây, họ không tiếp nhận điện thoại”. “Bà ấy đã từng sang đây rồi, và đã về nước. Còn bé Daniel thì năm ngoái đã được sang Úc suôn sẻ dù quy định nhập cư của Úc cũng cực kỳ nghiêm ngặt rồi” Bà Anne, 42 tuổi và em trai John, 40 tuổi, có cha là một viên chức/lính người Úc và mẹ là người Việt Nam, từng làm việc cho Sứ Quán Úc tại thủ phủ Nam Việt Nam – Sài Gòn. Sau thất bại của Nam Việt Nam năm 1975, họ cùng cha đã được đưa sang Úc mà không có mẹ. Sau này John chuyển đến sống ở London và trở thành công dân Anh quốc mới đây. John đã mất đi một chân sau tai nạn mô-tô năm 1999. Bà Anne nộp hồ sơ thị thực tại Lãnh sự Anh ở Sài Gòn, sau đó được thuyên chuyển qua Bangkok. Theo bà thì bộ hồ sơ đã được nhân viên Lãnh sự đoan chắc là không có vấn đề gì. “Tôi không cảm thấy giận vì con trai tôi bị từ chối thị thực, mà vì cái hệ thống này. Hồ sơ thị thực lẽ ra chỉ nên được thông qua sau khi tất cả giấy tờ được kiểm tra và người làm đơn được thông báo đầy đủ mọi yêu cầu liên quan. Daniel rất hay nói chuyện với chú John. Chị em tôi rất thân nhau, quả thật đáng thất vọng nếu mẹ con tôi không có mặt để xem John thi đấu tại Paralympics kỳ này”. Giữa giờ giải lao cho trận đấu đầu tiên vào 30/8, ông Munro cho biết: “Tôi thật không biết nói sao. Tôi chỉ muốn họ sang được đây. Họ sẽ quay về nước, quá rõ là thế. Tôi cực kỳ thất vọng vì họ đã bị từ chối thị thực chỉ vì sự quan liêu này”. Phát ngôn viên Bộ nội vụ cho biết: “Nguyên đơn này bị từ chối vì không cung cấp đủ chứng cứ hỗ trợ. Gia đình của cá nhân này có quyền xin tái xét duyệt, hoặc nộp lại toàn bộ hồ sơ mới. Chúng tôi sẽ cố gắng cân nhắc quyết định trong 3 tuần”.

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Bat nguoi rom tren xa lo M25

Tin mới nhất cho biết có 7 người rơm Việt Nam vừa bị trên chiếc xe tải từ Ba Lan sang đến trạm Thurrock trên tuyến đường cao tốc M25 vùng Essex của Anh. Tổng cộng trên xe có 12 người ẩn náu, tức là ngoài 7 người Việt Nam còn có 4 người Iran và 1 người Iraq. Tài xế người Ba Lan bị giam ngay lập tức. Đây là chiến dịch mang tên Mermaid do cảnh sát giao thông thực hiện, nhằm kiểm tra các xe tải cả loại lớn chở công-ten-nơ lẫn loại bán tải cỡ vừa.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Bieu tinh truoc DSQ Viet Nam

Amnesty International (UK) are again holding a 'Polite Protest' outside the Vietnamese Embassy, Kensington, London, to ask for the release of Vietnamese Prisoners of Conscience. Sunday May 13th 2012. 11.00am -12.30pm. WHO ARE WE SUPPORTING Following his release from prison, we have received a message from Truong Quoc Huy, thanking us for supporting him and asking us to continue pressing for the release of other prisoners. So this year we will focus on: Nguyen Xuan Nghia, aged 60. A poet, journalist and writer (one of over 19 writers in prison at the moment) he was sentenced (with 5 others) in October 2009 to 6 years in prison for "propaganda against the Communist system". His health is now deteriorating badly in B14 Labour camp outside Saigon. Tran Huynh Duy Thuc, aged 43. An entrepreneur, who started a mobile phone company, he was arrested in 2009 for setting up a blog and study group entitled “The Change we need”. Originally charged with "theft of telephone lines", this was changed to "acting to overthrow the people's Government". After one day’s trial on 20th May 2010 he was convicted and sentenced to 16 years in prison. Alleged to have suffered torture and extortion while under arrest, he is now in prison camp B34. The arrangements are as follows: TIME TIME We will meet at 11.00am, Sunday 13th May 2012 We would expect to be gone by 12.30 pm. VENUE We will meet outside the Vietnamese Embassy, 12 Victoria Rd., W8 5RD (off Kensington Rd.), (google Vietnamese Embassy London for a map).

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Nguoi rom vao nghi trinh London

Người rơm vào chương trình nghị sự dịp bầu cử thị trưởng London Sau vài tháng vận động vất vả, mạng lưới quyền cho di dân tại Anh Quốc đã tạo được sức ép buộc các ứng viên vào chức thị trưởng London phải có những cam kết liên quan đến di dân, đặc biệt là những di dân thuộc nhóm chưa có giấy tờ cư trú hợp pháp. Năm nay NgườiRơmUK không có nhiều thời gian để góp sức trong cuộc vận động này nhưng cũng may là chúng ta có thể hưởng được phần nào công sức của những nhóm tương tự từ các sắc dân khác đang cùng liên kết và chung sức lại. Hi vọng từ giờ đến cuối năm sẽ tiếp tục có thêm những tin tức vui mừng dành cho các bạn nguời rơm chúng ta. Các bạn quan tâm đến nội dung chi tiết phần phụ lục tranh cử có liên quan đến người rơm của Boris Johnson, Ken Livingstone và Jenny Jones có thể liên lạc trực tiếp với ủy ban tranh cử của từng người, hoặc với chúng tôi. Hoặc đọc trực tiếp trên mạng tại các địa chỉ sau: http://www.migrantsrights.org.uk/files/Boris_Johnson_Response_to_manifesto.pdf http://www.migrantsrights.org.uk/files/Ken_Livingstone_Response_to_manifesto.pdf http://www.migrantsrights.org.uk/files/Jenny_Jones_response_to_manifesto.pdf Rất mong các bạn có thể lược dịch giúp sang tiếng Việt để các bạn người rơm khác cũng có thể tham khảo.

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Mot vu lua dao

Một vụ lừa đảo
HXR


"Đã nghèo còn gặp cái eo" hay "họa vô đơn chí" là những câu tôi hay lẩm bẩm trong miệng khi nghĩ về ngày tôi biết hắn.
Sau nhiều năm tay bào tay dũa tung hoành ngang dọc các shop nails, trong một lần đi kí tôi bị bắt và bị đưa vào trại tị nạn để hưởng thụ cuộc sống "chim lồng cá chậu". Sáng cầm ca xếp hàng đi ăn sáng, trưa cầm ca xếp hàng đi ăn trưa, chiều cầm ca xếp hàng đi ăn chiều, tối cầm ca xếp hàng đi ăn tối. Thời gian được đánh dấu bằng các bữa ăn. Đi ngủ rồi thức dậy, tôi cũng mất dần ý niệm về ngày tháng bởi ngày hôm nay gần như sao y bản chính của ngày hôm qua. Dường như số phận đã bôi đen ngày đầu tôi nhập trại rồi click chuột phải chọn lệnh" copy" và sau đó lỡ tay "paste" gần 60 lần để rồi vô tình giam hãm tôi trong chuỗi mắt xích ấy.

Chính trong những tháng ngày tù túng ở trại, hắn tìm đến tôi. Một ngày nọ, tôi nhận được tín hiệu đầu tiên của hắn: Một tờ fax gửi đích danh đến tên tôi, số phòng của tôi từ một nguời tôi không hề quen biết với nội dung đề nghị được giúp đỡ tôi ra khỏi trại. Sự kiện đó giống như ai đó ném 1 hòn đá cuội xuống cái giếng phẳng mà tôi đang sống. Với tất cả những kẻ đang ở trong trại, khao khát tự do lúc nào cũng ngùn ngụt, và họ bấu víu vào tất cả những gì có thể cho họ hi vọng. Ngay cả những người quản lí ở trại thỉnh thoảng cũng rót vào tai những người bị giam chút ít hi vọng vì họ biết, cho những người tị nạn đang bị giam một hi vọng (huyễn hoặc) là cách tốt nhất để giữ họ trong tầm kiểm soát, để họ tiếp tục cư xử ngoan ngoãn. Hi vọng giống như một thứ tín ngưỡng trong trại mà người quản lí hướng người bị giam đi theo. Hơn ai hết, họ hiểu khi người bị giam cảm thấy không còn gì để mất, khi không còn gì để níu kéo là khi sức phản kháng trở nên mạnh hơn bao giờ hết và đấu tranh sẽ là điều tất yếu. Nói vậy để các bạn hiểu niềm hi vọng tự do đối với tôi lúc đó có sức mạnh thế nào. Nó có khả năng làm lu mờ những suy nghĩ lý trí minh mẫn tỉnh táo, có thể dẫn dắt người ta mạo hiểm để đánh đổi những thứ mang giá trị thực để đổi lấy nó_niềm hi vọng ảo, hoặc đơn giản chỉ là đánh đổi để được tiếp tục hi vọng và không (muốn) biết hi vọng ấy có khả năng trở thành sự thực hay không. Quay lại với niềm hi vọng từ trên trời rơi xuống của tôi lúc ấy: Mr Signh_tên hắn. Tôi gọi lại ngay cho hắn vào số điện thoại trên tờ fax. Hắn nói hắn biết tôi vì có một nhân viên trong trại đã cho hắn tên và số phòng của tôi và nhờ hắn giúp tôi. Hắn không nói nhân viên đó là ai. Hắn nói hắn có thể lo cho tôi được ra khỏi trại một cách hợp pháp bằng "cửa sau" (back door) rồi sau đó có thể tiếp tục đi kí hoặc bỏ là tùy tôi. Giá cho cái "cửa sau" đó là £500. Tôi gọi điện cho người thân ở bên ngoài và kể cho họ. Giống như tôi, họ đều nghe được mùi lừa đảo nhưng hi vọng vào một phép màu vẫn nhen nhóm trong họ. Người thân của tôi sắp xếp một cuộc hẹn với Signh. Tại cuộc hẹn này, chúng tôi yêu cầu Signh đưa ra bản photo passport của hắn, giấy nhận tiền viết tay và chữ kí của hắn, hai bản photo giấy chấp nhận tạm thời (Temporary Addmission) để người bị giam có thể ra khỏi trại chờ xét hồ sơ mà hắn đã làm cho những trường hợp trước. Sau khi cầm đủ những giấy tờ đó, người thân của tôi đưa hắn £300 đặt cọc và hắn hẹn trong hai tuần tôi sẽ có giấy được thả.

Hai tuần rồi ba tuần rồi bốn tuần trôi qua, tôi vẫn ở trong trại. Nhiều lần gọi cho Singh nhưng ban đầu hắn trả lời chống chế rồi sau đó không nhấc điện thoại cho dù tôi dọa sẽ tố cáo hắn ra cảnh sát. Khi quyết định đưa tiền cho hắn tôi và người thân cũng lường đến khả năng bị lừa nhưng giống như tôi nói phía trên, tôi và người thân làm tất cả chỉ để có thể tiếp tục hi vọng cho dù việc làm ấy xuẩn ngốc như việc đánh bạc mà 99 phần thua chỉ có 1 phần thắng. Cuối cùng thì tôi đã thua ván bạc đó, nói đúng hơn là tôi bị lừa. Biết mình đang bị lừa nhưng vẫn để cho hắn lừa. Điều thông minh của tên này là hắn đưa ra một giá tiền khiến người ta cảm thấy có thể chấp nhận để bị lừa. Rõ ràng nếu hắn tham lam đưa ra cái giá cao hơn thì không bao giờ tôi chấp nhận, hắn cũng chẳng được gì. Nhưng với vài tờ giấy có in chữ hắn đưa cho người thân tôi, hắn đổi được £300 thì quả là một vụ làm ăn hời. Quả là một nhà đầu tư nắm rất chắc tâm lý khách hàng để moi tiền.

Tôi đem tất cả giấy tờ của Signh (bản photo passport, tờ fax hắn gửi cho tôi, tờ nhận tiền viết tay, và 2 tờ Temporary Addmission giả) cho nhân viên quản lí của trại nhờ họ giải quyết nhưng không có hồi âm gì cả. Sự việc chìm xuống đáy giếng phẳng lặng tôi đang sống lúc đó và không để lại dấu tích gì ngoại trừ câu hỏi vẫn lởn vởn trong đầu tôi bây giờ: Ai là người đã cho Singh tên và số phòng của tôi để hắn liên lạc? Có chăng một đường dây lừa đảo mà chân rết nằm ngay trong trại tị nạn?

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Da trong co lai con goi canh sat

Đã trồng cỏ lại còn gọi cảnh sát

Cặp đôi người Anh Colin Roberts 47 tuổi và Mandy Coghlan lập tức gọi cảnh sát khi phát hiện mấy chậu cây trong nhà bị đánh cắp.

Cảnh sát đến ngôi nhà ở Stoke hồi tháng Tư năm ngoái và giật mình bởi mùi cần sa đậm đặc, theo mô tả của họ trước tòa án thành phố, theo bài báo sáng nay (29/3/2012) trên tờ Metro (http://www.metro.co.uk/news).

Hóa ra ông Roberts trồng cần sa để dùng khi bị cơn đau do căn bệnh Crohn gây ra, thỉnh thoảng cũng bán bớt để kiếm tiền chi tiêu.

Cảnh sát đánh giá tổng cộng khu vườn tài mà này trị giá chừng 10.000 bảng và ở trên lầu họ còn tìm thấy lá thuốc đã phơi khô trị giá chừng 2.000 bảng trong phòng ngủ.

Hai người bị tuyên án tù treo 12 tháng, ngoài ra ông Roberts còn phải đi làm việc thiện nguyện 240 giờ và bà Coghlan thì phải theo học đủ 12 buổi của lớp cai nghiện.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Ban chuyen nguoi rom

Bàn chuyện người rơm trong mùa tranh cử thị trưởng London

Tiếp tục đợt vận động cho quyền của dân nhập cư và ân xá cho người rơm tại London, các tổ chức thiện nguyện đã đạt được cuộc hẹn với đại diện của tất cả 4 ứng viên vào ghế thị trưởng London để trao đổi vào ngày 11 tháng Tư tới đây tại trung tâm London.

Migrants and the London Election 2012
When: 11 Apr 2012 - 10:00 - 13:00
Where: Diana Princess of Wales Fund, Westminster Bridge Rd, London SE1 7PB
Speakers:
Ben Rogers – Centre for London
Don Flynn – Migrants Rights Network
Ken Livingstone campaign representative (Labour)
Brian Paddick campaign representative (Liberal Democrat)
Jenny Jones campaign representative (Green Party)
Boris Johnson campaign representative (Conservative) TBC

Rất mong các bạn Việt Nam quan tâm đến câu chuyện của người rơm đến dự và take note thay mặt cho chúng tôi, vốn đợt này đang phải bận giải quyết các hồ sơ người rơm còn tồn đọng ở nơi khác.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Van dong chong truc xuat

Tiếp tục cuộc vận động chống trục xuất hàng loạt người nước ngoài trong các trại tị nạn về nước, các nhóm phối hợp mà Người Rơm UK là thành viên tuần này sẽ tiếp tục hoạt động tại thư viện Peckham, phía nam London.

Vào 1h trưa thứ Bảy 3.3.2012 chúng tôi sẽ tổ chức phát truyền đơn giúp người dân Anh hiểu rõ hơn về tình cảnh của người rơm đang bị giam trong trại tị nạn, mà có trường hợp đã kéo dài suốt 3 năm qua.

Các bạn Việt Nam có người thân trong trại muốn giúp sức cho hoạt động này xin mời cùng tham gia (từ ga tàu hỏa Peckham Rye rẽ trái đi bộ 5' là đến Peckham Libray, gần cửa hàng thực phẩm Việt Nam và Trung Quốc).

Các bạn ở trong trại muốn nhận tài liệu miễn phí do một số bạn người rơm tài trợ in ấn và chuyển gửi có thể liên lạc với chúng tôi qua điện thư nguoiromuk@gmail.com

Ngoài ra chúng tôi cũng đang cần một số bạn người rơm biết vẽ hay có năng khiếu nghệ thuật (đàn hát, biểu diễn, sáng tác văn học) giúp đỡ trong cuộc vận động các nghị sĩ quốc hội Anh thông qua luật ân xá cấp giấy tờ cho người Rơm tạm ở lại làm việc, mong các bạn liên hệ.

Chien dich nham vao take away

Cơ quan UKBA ở Scotland đang có chiến dịch kiểm tra các tiệm take-away cả của Trung Quốc lẫn Ấn Độ.

http://www.dailyrecord.co.uk/news/scottish-news/2012/03/02/11-arrested-in-immigration-raids-on-chinese-and-indian-takeaways-in-glasgow-area-86908-23772584/

Theo tin mới nhất của tờ Daily Record thì có 11 người bị bắt giữ trong cuộc tổng kiểm tra 7 tiệm đồ ăn mang về nhà ở Glasgow.

Giám đốc vùng của UKBA phụ trách Scotland và Bắc Ireland Phil Taylor nói "Cục biên giới Anh quốc sẽ dựa vào tin tình báo để nhắm vào các doanh nghiệp coi thường luật lệ và đưa những người không có quyền sống hợp pháp ra khỏi nước Anh."

"Hoạt động này là một phần chiến dịch diệt trừ nạn lao động trái phép ở Scotland nhằm làm giảm độ hấp dẫn của Anh quốc đối với di dân trái phép."

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

UNHCR chi trích UKBA

Cao ủy tị nạn LHQ - UNHCR vừa lên tiếng chỉ trích qui trình xét duyệt tị nạn của Anh quá nhanh và không công bằng.

Đại diện của UNHCR ở Anh là Roland Schilling có bài phân tích trên mạng trình bày quan điểm đó.

http://www.opendemocracy.net/ourkingdom/roland-schilling/your-asylum-procedure-is-too-fast-and-not-fair-unhcr-tells-uk-government

Bên cạnh cuộc điều tra của chính phủ Anh, từ năm 2008 vào tiếp theo là 2010 UNHCR đã đưa ra nhiều cảnh báo về sự yếu kém của UKBA, kéo theo nhiều đau khổ khiến người tị nạn phải chịu đựng, đặc biệt là cảnh giam giữ không rõ thời hạn.

Các bạn quan tâm có thể đọc bản gốc tiếng Anh báo cáo của chính phủ ở địa chỉ:

http://icinspector.independent.gov.uk/wp-content/uploads/2012/02/Asylum_A-thematic-inspection-of-Detained-Fast-Track.pdf

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Kiem tra McDonalds

Không chỉ nhắm vào các tiệp nail và nhà hàng châu Á, nay các văn phòng UKBA ở các nơi còn kiểm tra cả những công ty lớn nổi tiếng là nghiêm túc.

Cửa hàng đồ ăn nhanh McDonalds trên đường Shenley Road thuộc Borehamwood bị phát hiện có 5 người đang lao động bất hợp pháp, theo báo địa phương.

http://www.borehamwoodtimes.co.uk/news/localnews/9547421.McDonalds____hugely_disappointed____illegal_workers_were_found/

3 người ngay lập tức bị đưa ra tòa, khởi tố về tội ở lại quá hạn visa và ăn cắp danh tính, chờ kết thúc phần xét xử là về nước.

2 người kia có visa sinh viên và có quyền lao động nhưng tính ra làm việc ở McDonalds nhiều hơn số giờ cho phép (mỗi tuần 20 giờ) cho nên cũng vi phạm luật di trú và bị đưa vào trại chờ ngày trục xuất.

Theo luật công ty tuyển người không có giấy tờ hợp lệ sẽ bị phạt 10.000 bảng cho mỗi người, nhưng lần này McDonalds không bị phạt đồng nào vì UKBA kết luận họ không biết gì về chuyện giấy tờ bất hợp pháp của những người này.

Chính trường nước Anh tiếp tục nóng lên với các chỉ trích nhắm vào đảng Lao Đông, bị bài bình luận trên tờ Mail coi là thủ phạm làm mất "chất Anh" khi đưa quá nhiều di dân vào đây.

http://www.dailymail.co.uk/debate/article-2104550/Mass-immigration-Labour-tried-destroy-Britishness.html?ito=feeds-newsxml

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Chia doi UKBA

Sau nhiều chỉ trích nhắm vào hoạt động bê bối của UKBA mở cửa biên giới không kiểm tra vào mùa hè năm ngoái, nay bộ trưởng Theresa May đề xuất giải pháp chia nhỏ cơ quan này ra để tăng hiệu quả công việc.

http://www.guardian.co.uk/uk/2012/feb/20/border-agency-split-vine-report?newsfeed=true

Chánh thanh tra John Vine của UKBA đưa ra kết luận là dưới thời lãnh đạo của cục trưởng Brodie Clark, một số cửa khẩu biên giới thường xuyên bỏ bê việc kiểm tra hộ chiếu mỗi khi có dòng người xếp hàng quá dài ở Heathrow và một số cảng khác, thậm chí ngay cả sau khi bộ trưởng nội vụ đặc biệt ra lệnh không được làm như vậy.

Báo cáo cho biết tập quán này đã tồn tại nhiều năm liền bên trong hệ thống của UKBA, không hẳn là cần phải được phép của cục trưởng Brodie Clark như trong vụ bê bối bị đưa ra công luận hồi mùa hè năm ngoái.

Từ năm 2007 có đến trên nửa triệu người từ các nước EU được coi là có nguy cơ thấp về khủng bố và di dân trái phép nhập cảnh vào Anh mà không bị kiểm tra giấy tờ, đặc biệt là nếu lên tàu Eurostar về Anh từ Disneyland.

Xáo trộn bên trong hệ thống của UKBA xét ra sẽ là có lợi cho những người rơm đang trong qui trình xin cấp tị nạn chờ xét duyệt, vì nhân sự thay đổi, ngân sách bị cắt giảm và văn phòng chuyển chỗ.

Tuy nhiên, trước mắt có vẻ như những điều chỉnh bên trong UKBA đã ảnh hưởng đến hàng nghìn hồ sơ gia hạn visa của sinh viên mà trong đó có rất nhiều sinh viên Việt Nam.

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Tich cuc van dong cho luat an xa

Một lần nữa, NgườiRơmUK dồn sức cho cuộc vận động ân xá trong năm nay, cùng với các tổ chức cùng chí hướng cũng đang hoạt động cho quyền lợi của người từ các nước nghèo khác.

Rút kinh nghiệm từ hành động ngăn chặn trục xuất thành công hồi tuần trước (ở Hammondsworth và Colnbrook, xem video ở địa chỉ http://youtu.be/E9YrpGbmgPM), nay hai tổ chức Chống trục xuất (Stop Deportation Network http://stopdeportations.wordpress.com/) và London không biên giới (London No border http://london.noborders.org.uk) sẽ tổ chức vận động quần chúng ở Thư viện Peckham vào thứ Bảy tới đây (25.II.2012, 15h-17h).

Các bạn người Việt đã được giấy tờ muốn giúp đồng hương có thể góp sức vào các hành động phối hợp và tham dự cuộc họp vào thứ Bảy này, đăng ký với số máy của BTC (tiếng Anh): 07438185537, email stopdeportation@riseup.net or noborderslondon@riseup.net

http://libcom.org/blog/no-borders-communique-immigration-prisoners-19022012

Các bạn Việt Nam đang sống trong trại có thể liên lạc với chúng tôi bằng email (nguoiromuk@gmail.com) để nhận tài liệu miễn phí về thủ tục tị nạn và chống trục xuất gửi trực tiếp vào trại.

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Bieu tinh ung ho nguoi rom

Kết thúc một tuần lễ phối hợp hoạt động, các nhóm hoạt động vì người rơm đã tổ chức biểu tình phản đối các trại tạm giữ người chờ trục xuất trên khắp nước Anh và khu trại Coquelles ở Calais, Pháp.

http://www.indymedia.org.uk/en/2012/02/492494.html

Trong cùng ngày Chủ Nhật ở London cũng có cuộc tuần hành của NoBorders, là một nhóm đang được hình thành với chủ chốt là sinh viên từ đại học Goldsmith trên đường New Cross, phía đông nam London, gần khu có nhiều người Việt sống ở Depford.

http://www.blogger.com/post-create.g?blogID=2031851539306329136

Lễ hội Carnival sẽ được tổ chức ở khu thánh đường St Paul nổi tiếng với băng rôn biểu ngữ và nhạc samba, lúc 12h, các bạn Việt Nam muốn ủng hộ cuộc vận động ân xá cho người rơm có thể đi dự.

Liên quan đến chuyện giữ trẻ em trong các trại tị nạn - trái với công ước quốc tế về nhân quyền, UKBA vừa phải trả trên dưới 1 triệu bảng tiền bồi thường, cùng khoảng chừng ấy tiền án phí cho khoảng 40 vụ giam nhầm trẻ em trong trại.

http://www.independent.co.uk/news/uk/home-news/1m-payout-to-child-asylum-seekers-7102085.html

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Tiep tuc gay suc ep voi UKBA

Một tổ chức giúp người tị nạn vừa đưa ra báo cáo chỉ trích qui trình xét tị nạn của UKBA đối với phụ nữ.

Asylum Aid nói cơ quan này có truyền thống không tin vào lời khai của phụ nữ là bị hiếp, theo bài báo trên tờ Islington Tribune.

http://www.islingtontribune.com/news/2012/feb/%E2%80%98culture-disbelief%E2%80%99-uk-border-agency-over-asylum-rape-claims-says-aid-charity

Họ đã giúp được một phụ nữ suốt 4 năm liền bị từ chối nhưng cuối cùng đã được công nhận quyền tị nạn và ở lại cư trú trên đất Anh vào tháng Hai này.

Cũng như trong thời gian cuộc bầu cử quốc hội Anh hồi 2010, các tổ chức giúp người rơm ở khắp mọi nơi trên đất Anh từng phối hợp cùng nhau vận động để đưa câu chuyện ân xá vào nghị trình bàn cãi, lần này các tổ chức giúp người rơm ở London lại một lần nữa phối hợp với nhau để vận động đưa chuyện ân xá cho người rơm vào nghị trình tranh cử thị trưởng London vào đầu tháng Năm tới đây.

NgườiRơmUK cũng tiếp tục là một thành viên trong cuộc vận động này, hi vọng kết quả sẽ đem lại thêm một số thuận lợi cho các anh chị em người rơm Việt Nam ở London này.

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Bat tiem nail Scotland

Sau một số kinh nghiệm từ các nơi, UKBA bắt đầu tổ chức các cuộc thí điểm kiểm tra bắt người ở các tiệm nail Việt Nam, đặc biệt là các tiệm có tên là USA như trong ba tháng qua ở xứ Scotland.

http://www.kilmarnockstandard.co.uk/ayrshire-news/news-east-ayrshire/kilmarnock-news/2012/02/17/underage-vietnamese-girls-found-working-in-kilmarnock-nail-bar-following-police-raid-81430-30336649/

Tờ báo của vùng Kilmarnock nói tổng cộng có 9 người rơm bị bắt và trong một vụ mới đây trên đường Kingstreet hôm thứ hai vừa rồi, do những cô gái làm việc trong tiệm khai chưa đủ 18 tuổi cho nên cảnh sát sẽ tiếp tục điều tra để xử lý hình sự chủ tiệm.

Theo đúng nguyên tắc thì các cô gái này được chính quyền East Ayrshire Council lo chỗ ở và chăm sóc trong thời gian điều tra.

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

Bieu tinh chong truc xuat

Toi thu Ba vua roi, mot nhom 30 thanh vien cua to chuc No Borders da bieu tinh truoc cua trai Hammondsworth gan san bay Heathrow de chan doan xe ra vao cho nhung nguoi Ghana ra chuyen bay thue rieng de truc xuat ve nuoc. Ho da kien cuong bam tru tu 6h chieu den 1h30 sang hom sau (14.2.2012) va 11 nguoi bi bat giu, nhung da thanh cong trong viec ngan chan chuyen bay nay. Theo ke hoach thi co den 50 nguoi se bi truc xuat nhung khoang mot nua so nay da khong bi dua len chuyen may bay thue bi cham tre nho can thiep phap ly vao phut cuoi
http://www.independent.co.uk/news/uk/crime/police-arrest-11-after-protest-against-forced-deportations-6956002.html

Cung trong thoi gian nay co khoang 40 nguoi cung bieu tinh o Sheffield de phan doi viec mo trai giam nguoi ti nan o day, duoc chuan bi de tien hanh cac dot truc xuat hang loat truoc khi ket thuc nam ngan sach la cuoi thang 3 nay. Nhom hanh dong vi nguoi rom o South Yorkshire - South Yorkshire Migration and Asylum Action Group (SYMAAG) bieu tinh truoc cua Town Hall chong UKBA ky hop dong voi G4S, cong ty tu nhan chuyen thau quan ly cac khu trai ti nan.
http://www.bbc.co.uk/news/uk-england-south-yorkshire-17048784

Cac ban nguoi rom Vn song o Sheffield co the lien lac de gop suc hanh dong voi SYMAAG, thong tin ve dia chi va so dien thoai o trang mang
http://www.sheffieldhelpyourself.org.uk/full_search_new.asp?group=23674

ETD

ETD và Những hệ lụy cần biết

Sau một số thành công trong việc trục xuất Người rơm về nước, nhiều dấu hiệu cho thấy UKBA đang tăng cường tiến độ. Một trong số những việc chuẩn bị đầu tiên của họ là gửi thư mời đương sự lên phỏng vấn để hoàn tất mẫu đơn ETD.

ETD là viết tắt của chữ tiếng Anh Emergency Travel Document, là giấy tờ dùng để đi lại và xuất nhập cảnh trong trường hợp khẩn cấp, trong điều kiện các đại sứ quán và văn phòng lãnh sự các nước không kịp cấp hộ chiếu. Với ĐSQ Việt Nam tại Anh, thì ETD là một tờ giấy có dán ảnh và đóng dấu, gọi là Giấy thông hành, cho phép UKBA có thể đưa Người rơm Việt Nam lên máy bay Vietnam Airlines chờ sẵn ở Gatwick để về Nội Bài hay Tân Sơn Nhất. Khi tự nguyện điền vào tờ khai dành cho các công dân Việt Nam gửi đến ĐSQ VN ở Anh và hơn nữa, ký tên vào bên dưới, thì bạn đã tự nguyện đồng ý về nước. Nếu bạn đọc kỹ bản tiếng Việt thì sẽ thấy dòng chữ nhỏ ghi ngay ở phía trên rằng đây là mẫu đơn dành cho công dân Việt Nam bị Vương quốc Anh từ chối cho tị nạn.

Thông thường mẫu đơn này do một đơn vị khác bên trong UKBA đảm trách cho nên hầu như không có liên quan gì đến kết quả của bộ hồ sơ bạn xin tị nạn. Bạn cần tham khảo luật sư trước khi khai và ký. Bạn cũng có quyền không cần phải khai ngay trong buổi phỏng vấn mà được cầm mẫu đơn về nhà tham vấn luật sư hoặc người có hiểu biết về pháp luật. Bạn có thể khai đầy đủ và không ký, hoặc ký và không khai, gạch bỏ tất cả những dòng nào không muốn có ai khác điền thay. Người tư vấn cho bạn về hồ sơ sẽ biết rõ nhất bạn có nên khai mẫu đơn này hay không, nhưng thường thì luật sư khi có mặt trong cuộc phỏng vấn sẽ khuyên thân chủ không nên khai hoặc không nên ký tên. Tất nhiên bạn phải chuẩn bị trước lý do chính đáng giải thích tại sao mình không khai hoặc không ký tên. Trong một số trường hợp chỉ cần một chi tiết trên mẫu đơn là đủ để cắt bỏ con đường ở lại nước Anh của người rơm. Ví dụ nếu đứa trẻ đẻ ra ở nước Anh và làm khai sinh ở cơ quan chính quyền Anh thì không có cơ sở gì để phải điền chữ Việt Nam vào mục Quốc tịch trong mẫu đơn cho em bé, tước đoạt khả năng có thể được ở lại Anh theo điều kiện nhân đạo. Ngay cả người lớn nếu đã từ bỏ hộ chiếu Việt Nam thì cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ quốc tịch Việt Nam, không có lý do gì mà phải nhận lại quốc tịch đó trong mẫu đơn xin giấy thông hành để trục xuất mình ra khỏi nước Anh.

Đó là một số lập luận theo suy nghĩ thông thường mà bạn có thể cân nhắc, trước khi đi gặp luật sư để có tư vấn chính xác và có giá trị pháp lý. Bạn cũng cần đọc thêm các bài trước để hiểu thêm về hệ thống xin tị nạn và khiếu nại để ở lại Anh theo điều kiện thời gian. Chúc bạn may mắn, và nhớ đọc kỹ tất cả những giấy tờ gì mình phải ký, đặc biệt là những dòng chữ nhỏ. Bạn có quyền yêu cầu phiên dịch dịch lại từng câu từng chữ một và xin thời gian để suy nghĩ, đó là quyền cơ bản nhất của bạn ở nước Anh này.

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

Khang cao len toa doi visa lao dong

Sau hai tháng chờ đợi thấp thỏm, TS Ahmad từ Pakistan đã thắng kiện tại tòa với phán quyết rằng UKBA phải cấp visa lao động để ông có thể ở lại trường làm việc với mức lương khởi điểm là 35.000 bảng/năm.

http://www.scotsman.com/news/scottish-news/edinburgh-east-fife/lecturer_faced_deportation_for_having_less_than_800_1_2073391

Theo qui định về loại visa dành cho sinh viên sau khi kết thúc khóa học dài hạn ở Anh có thể ở lại làm việc, với điều kiện trong tài khoản phải có đủ ít nhất 800 bảng trong vòng 90 ngày trước đó.

TS Ahmad chỉ có được số tiền đó trong vòng 42 ngày, nhưng tổng số tiền trong tài khoản tại thời điểm nộp hồ sơ là 1500 bảng, vì một khoản tiền từ đài truyền hình Al Jazeera đến muộn.

Lập luận của ông chỉ là suy nghĩ theo lẽ thường (common sense) đã được tòa chấp thuận, hơn là qui định cứng nhắc của UKBA, với cùng mục tiêu là người nộp đơn phải chứng minh là bản thân đủ điều kiện tự lo không ăn nhờ vào trợ cấp.

Trước đó có đến 50 đồng nghiệp của ông viết thư gửi cho bộ trưởng nội vụ Anh Theresa May và lãnh đạo phụ trách Scotland Alex Salmond; một số cùng đến dự phiên tòa.

Chong truc xuat fast track

Tổng kết lại, rất nhiều người bị giữ ở trại trong diện bị trục xuất nhanh đã được ra ngoài theo điều kiện về hoàn cảnh gia đình và luật nhân đạo.

Tờ báo mạng Express đã mô tả hoạt động của khu trại Morton Hall mới được mở cửa trở lại để tăng tốc độ trục xuất di dân bất hợp pháp là thất bại.

http://www.express.co.uk/posts/view/297337/How-illegals-use-human-rights-law-to-stay-in-UK-deporting-illegals

Trong tổng số 456 người ở trại Morton Hall trong 5 tháng qua kể từ ngày mở cửa từ tháng Năm năm 2011, chỉ có vỏn vẹn 39 người bị trục xuất - theo số liệu của UKBA.

Tính ra còn có 116 người ra trại trong thời gian này nhưng UKBA không hề biết là trong số họ bao nhiêu người được bảo lãnh tại ngoại, hay chuyển trại, hay tiếp tục ra ngoài cư trú bất hợp pháp.

Bộ nội vụ nhận là kế hoạch của họ muốn lập trại để tăng tốc quá trình trục xuất đã thất bại, chủ yếu là vì di dân bất hợp pháp biết cách dùng luật nhân quyền để kháng lại.

Họ dùng điều khoản qui định về cuộc sống gia đình mà nước Anh đã cam kết tuân thủ khi ký vào luật nhân quyền, để kháng kiện ra tòa và có được quyền ở lại nước Anh.

Thống kê cho thấy các vụ ra tòa theo điều kiện này UKBA bị thua có đến 60%.

Giới chính trị nước Anh một lần nữa lại công kích UKBA, và đòi hỏi phải có hướng giải quyết chứ không thể để ngân sách gánh chịu các khoản tốn kém quá lớn do di dân trái phép gây ra.

Khu trại Morton Hall ở Lincolnshire trước đây là nhà tù nữ, được đầu tư 6 triệu bảng để sửa chữa lại thành trại giữ người trục xuất, có đầy đủ hệ thống máy tính, tiệm cắt tóc, trạm xá mở cửa 24h, thư viện phim DVD và các thiết bị tập thể thao.

Nghị sĩ Priti Patel từ cánh bảo thủ nói "lẽ ra di dân trái phép phải bị ném bỏ khỏi nước Anh chứ không phải sống trong cảnh sung sướng từ tiền thuế chắt bóp của người dân Anh đang khổ sở.

Morton Hall tính ra chỉ là một trong số 13 khu trại giữ người chờ trục xuất, mà riêng nó thôi trong năm nay sẽ tiêu tốn 17 triệu bảng từ ngân sách.

Chuyện trục xuất di dân trái phép đang tiếp tục là gánh nặng cho chính phủ Anh, với con số 24.4 triệu bảng được chi ra cho 20.000 di dân và tù nhân người nước ngoài chịu về nước theo chương trình hỗ trợ.

Số tiền phải chi ra cũng theo chiều hướng gia tăng vì tổng cộng suốt từ 2006 đến 2010 chính phủ Anh chỉ tốn khoảng 11 triệu theo khoản này, nhưng riêng năm ngoái thì phải chi đến 13 triệu bảng.

Sức ép lên ngân sách càng tăng thì cơ hội cho dự luật ân xá người rơm, cho phép họ đi làm để thu thuế và khỏi tốn tiền trợ cấp càng cao.

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

De phong lua dao

Thời gian qua số lượng những vụ lừa đảo người rơm đã lên đến mức báo động. Chúng tôi ngày càng nhận được nhiều tin báo từ các bạn thân hữu về các kiểu lừa đảo khác nhau, sẽ sớm được cập nhật vào phiên bản tiếp theo của Tài liệu về thủ tục tị nạn để quí vị có thể tránh.

UKBA cũng cảnh báo là nhận được tin báo về những vụ lừa đảo này gần như mỗi ngày, đến nỗi chính phủ yêu cầu phải có biện pháp.

http://www.ukvisaandimmigration.co.uk/news/government-to-clamp-down-uk-immigration-fraud-ukvisaandimmigration-co-uk-complaints.php

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Chong truc xuat

Chống trục xuất trong ngày về Pháp

Sau thời gian dài vận động, cuối cùng các nhóm đấu tranh cho quyền lợi của người rơm đã thành công trong việc ngăn chặn UKBA thẩm vấn và trục xuất người vượt biên vào Anh qua cảng biển Calais-Dover trở về Pháp ngay trong ngày.

Ủy viên về quyền trẻ em Maggie Atkinson đã ngỏ lời chúc mừng khi tân lãnh đạo UKBA Rob Whiteman ra quyết định hủy bỏ một thỏa thuận đã được áp dụng suốt 15 năm qua giữa Anh và Pháp (Gentlemen's Agreement 1995) để trục xuất trẻ em và người lớn nếu Anh kịp pháp hiện và thẩm vấn ngay trong ngày.

http://www.opendemocracy.net/ourkingdom/clare-sambrook/child-bleeding-anus-interrogation-by-uk-border-agency

Trước đó, một báo cáo về một trường hợp đặc biệt của một bé trai là nạn nhân bị cưỡng hiếp, chảy máu đường hậu môn đã được cố vấn chính sách cho ủy ban quyền trẻ em xứ England là Adrian Matthews đưa ra công luận, gây chấn động cho giới lãnh đạo cơ quan chuyên trách xuất nhập cảnh UKBA.

http://www.childrenscommissioner.gov.uk/content/publications/content_556

NgườiRơmUK sẽ sớm tóm lược nội dung và kết quả của đợt vận động vừa qua để giới thiệu với quí vị trong thời gian tới. Xin chia vui.

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

amnestia

Ân xá ở Ba Lan

Câu chuyện xúc động kể trên báo Đàn Chim Việt

http://www.danchimviet.info/archives/49688

Ba Lan: Người Việt tấp nập xin ân xá


Người Việt kéo xe hàng thuê trong các chợ- một trong những đối tượng xin ân xá đông đảo lần này. Ảnh Agencja Gazeta
Luật ân xá được ký tháng 8 năm ngoái bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2012. Trong 4 ngày của tuần đầu tiên, chính quyền Ba Lan đã nhận được 441 bộ hồ sơ xin ân xá của người nước ngoài trong số đó, đông đảo nhất là các công dân Ucraina với 137 bộ, đứng thứ hai là người Việt Nam với 122 bộ. Phần còn lại là các sắc dân khác như Armeni, Nga, Nigeria, Beloruria, Trung Quốc, Pakistan, Tunesia, Ai Cập…
Ngày thứ Hai đầu tiên và cũng là ngày đầu của năm mới, hơn 200 người đã xếp hàng từ sớm tinh mơ trước cửa Ủy ban hành chính Warszawa nhưng không phải ai cũng có cơ hội nộp được. Mỗi người tới lượt vào chỉ được nộp 1 bộ hồ sơ. Tuy vậy, theo ghi nhận, có người Việt Nam đã cầm lên cùng lúc 40 bộ hồ sơ điền sẵn. Hồ sơ có thể nộp tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước, song tập trung số lượng lớn nhất vẫn là tỉnh Mazowieckie mà thủ phủ của nó là Warszawa. Hàng người xin ân xá vẫn tiếp tục vào những ngày sau, có người đi xếp hàng từ 2 giờ sáng.
Song, đa số người Việt Nam không đi nộp trực tiếp mà ủy quyền cho những người biết tiếng, các văn phòng luật sư hay những người có thâm niên làm giấy tờ cư trú chuyên nghiệp. Thời gian với người Việt là tiền, nên thay vì đi xếp hàng có thể nhiều ngày mới tới lượt, bà con thường ủy quyền để người khác làm thay và trả một khoản tiền nhất định. Mặt khác rào cản ngôn ngữ khiến nhiều người, dù có muốn cũng không thể tới làm việc trực tiếp được.
Những người đã nộp hồ sơ sẽ nhận được xác nhận của sở ngoại kiều vào hộ chiếu rằng, đơn ân xá của họ đang được thụ lý. Với con dấu này, họ có thể đi lại tự do trong lãnh thổ Ba Lan mà không phải trốn chui lủi mỗi khi bị công an hay biên phòng kiểm tra.
Anh S, một đầu bếp đã làm việc 7 năm ở Ba Lan tần ngần mở ra mở vào quyển hộ chiếu, xoa xoa tay lên con dấu mới tinh, xúc động nói: “Vậy là hè này tôi có thể về thăm vợ con rồi, 7 năm nay, lúc nào tôi cũng lo sợ mỗi khi đi ra đường”. Anh chỉ vào chân, rồi kể tiếp, một lần biên phòng tới kiểm tra quán ăn, anh may mắn nhảy qua cửa sổ thoát thân nhưng bị gẫy chân. Một khách hàng quen của quán đỡ anh dậy và dìu vào ô tô, sau đó giúp anh đi viện. Người đầu bếp cùng làm không chạy kịp đã bị đi trại 1 năm.
Chị H sang trông con và giúp việc nhà cho một gia đình người Việt. May mắn có chủ nhà tử tế, lương được 700 đô/ tháng, ăn ở cùng chủ nhà, từ tiền quần áo, thuốc men tới tiền điện thoại gọi về Việt Nam hàng tháng chủ nhà đều bao tất. Mỗi năm chị cũng gửi về nhà được 8 ngàn đô, nhưng chị luôn mơ ước có giấy tờ để về thăm bà mẹ già đã ngoài 80. Gặp chị ở phòng lăn tay đi ra, chị cười tươi rói, mắt lấp lánh nước.
Rất nhiều người ở vào hoàn cảnh như anh S, chị H. Họ cũng vài năm, thậm chí chục năm nay chưa có giấy tờ để về thăm gia đình. Đa số đều là người lao động, thu nhập từ thấp tới trung bình. Người kéo xe thuê, người trông trẻ, giúp việc trong gia đình, làm quán ăn hay phụ việc buôn bán trong các khu thương mại.
So với 2 lần ân xá trước đây vào các năm 2003 và 2007, lần ân xá này có điều kiện dễ dàng hơn cả, người xin không cần chứng minh thu nhập hay nộp tiền bảo lãnh vào tài khoản. Những người được ân xá sẽ nhận giấy tờ cư trú 2 năm, trong thời gian đó, họ phải tìm việc làm hoặc hợp lý hóa cứ trú bằng các cách khác như hôn nhân với người bản xứ hay người có định cư lâu dài ở Ba Lan…
Dự tính có vài ngàn người Việt Nam sẽ được ân xá nhân dịp này. Con số người nước ngoài sống bất hợp pháp ở Ba Lan có thể từ 50 tới 100 ngàn theo đánh giá của nhà chức trách.
© Đàn Chim Việt

Asylum

Quyền xin Tị nạn

Điều đầu tiên bạn cần chú ý, rằng quyền Tị nạn của bạn mặc dù là do chính phủ Anh cấp khi bạn đang có mặt trên nước Anh và nộp đơn vào cơ quan di trú (UK Border Agency) thuộc bộ nội vụ (Home Office) Anh quốc, nhưng đây là quyền do quốc tế cấp. Quyền này được qui định trong Công ước tị nạn của Liên hiệp quốc (United Nations 1951 Refugee Convention). Tuy nhiên, vì lý do nhân đạo mà chính phủ Anh có thể ra quyết định cho bạn ở lại khi xét đến hoàn cảnh đáng thương (compassion) hoặc các mối gắn bó của bạn với cuộc sống và văn hóa Anh (private life/family in the UK), nếu hồ sơ tị nạn của bạn bị bác.

Công ước quốc tế định nghĩa người tị nạn (refugee) là người đang ở bên ngoài quốc gia họ xuất phát và có nguy cơ thực sự bị ngược đãi vì một trong năm lý do sau: chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm xã hội nhất định, hay quan điểm chính trị. Để có được quyền này thì người tị nạn phải chứng minh là đang ở trong tình trạng nguy hiểm và cần được bảo vệ từ một trong số năm lý do vừa nêu. Nhưng trong trường hợp đương sự không chứng minh nổi cho hồ sơ tị nạn của mình, thì chính phủ Anh cũng chưa thể đưa ngay người này về nước cho đến khi nào chưa chứng minh được là nước của họ sẽ an toàn cho cuộc sống của họ. Chính vì lý do đó mà trẻ em chưa đủ 18 tuổi hiện không bị đưa ngược về Việt Nam ngay, hay những người khai ra đi vì nợ nần được đề nghị sẽ đưa về tỉnh/miền khác ở Việt Nam với trợ giúp pháp lý và kinh tế để bắt đầu lại cuộc sống mới.

Ngoài ra, quyền về con người theo qui định của công ước châu Âu (Article 3, European Convention on Human Rights) cũng buộc chính phủ Anh không được đưa bạn trở về nơi sẽ bị tra tấn, bị phải sống trong cảnh không phải là con người, hay bị đối xử tàn tệ. Khi đó thì bạn sẽ được chính phủ Anh bảo vệ nhân đạo (humanitarian protection) và cũng được cấp quyền ở lại.

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

IOM

IOM - Trợ giúp trên đường về quê

Nếu bạn muốn về nước và không còn tiền thì có thể tìm đến chương trình Tình Nguyện Hồi Hương của IOM để được giúp đỡ. Ngoài tiền vé cho cả gia đình, tùy từng trường hợp cụ thể mà bạn có thể được trợ cấp thêm đến 5.000 bảng Anh để bắt đầu lại cuộc sống mới nơi quê nhà, theo học các lớp dạy nghề miễn phí.

Văn phòng của IOM ở London nằm gần ga Victoria Station, địa chỉ là 11 Belgrave Road, London SW1V 1RB, tel. +4420-7811-6011, email iomuk@iom.int, và nhiều văn phòng chi nhánh ở Glasgow, Bristol, Birmingham, Leeds, Liverpool và Manchester. Bạn có thể gọi điện đến số máy miễn phí 0800-783-2332 để cập nhật địa chỉ mới nhất của các văn phòng chi nhánh, hoặc vào đọc trang mạng của cơ quan này ở địa chỉ Internet www.iomuk.org

Theo thông báo trên tờ rơi của IOM – International Organisation for Migration thì bạn có thể in tờ đơn có sẵn trên mạng hoặc trực tiếp đến văn phòng để điền đơn và được tư vấn viên giúp hoàn tất hồ sơ và chi trả chi phí di chuyển, cử người tiễn ở sân bay và cũng có thể đón tiếp tại Việt Nam. Chương trình Hỗ trợ Tái hội nhập sẽ giúp lập doanh nghiệp nhỏ, đổi chỗ ở hay tìm chỗ ở tạm thời, giúp chăm sóc trẻ để người lớn có thể đi tìm việc, học nghề hay thực tập nghề, và tổ chức các khóa giáo dục cho người lớn và trẻ em.

IOM là tổ chức quốc tế hoạt động được 60 năm qua, từ 1951 đến nay, từng tham gia tổ chức nhiều chiến dịch hồi hương lớn cho các nhóm di dân từ nhiều nước khác nhau, trong đó có thuyền nhân Việt Nam trong thập niên 1990s hay lao động Việt Nam từ vùng chiến sự Trung Đông về nước trong thập niên 2000s.