Chúc các bạn đang ở trong trại một đêm giao thừa ấm áp tình người và một năm mới nhiều hi vọng. Chúc các bạn đang chờ giấy tờ có một năm mới sớm đạt được mong ước và có thời gian cho gia đình và con cái. Với những kinh nghiệm và các vụ thắng kiện trong năm qua, NgườiRơmUK hi vọng sẽ tiếp tục giúp đỡ thêm được nhiều bạn trong năm mới đầy hi vọng 2012 này.
Hiện nhờ được một số mạnh thường quân giúp đỡ về tài chính, ấn bản đầu tiên của tài liệu giải thích về qui trình xin tị nạn đã in xong, và ưu tiên cho các bạn nào đang bị giữ trong trại. Xin mời liên lạc với số máy 07854-920-023 để nhận sách miễn phí gửi trực tiếp vào trại cho bạn.
Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011
Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011
Chuyen 3 nguoi
Chuyện Ba Người
Một buổi sáng an bình tại một ngôi làng nhỏ nằm cách London khoảng 100 dặm về hướng bắc. Có ba người đàn ông Việt Nam vừa nhảy khỏi xe tải sau chuyến vượt biên thành công từ Pháp sang. Sau 24 giờ đồng hồ đói và khát, phải tìm đường trong giá lạnh, họ đã mắc sai lầm ngay trong những giờ đầu tiên trên đất Anh, đó là tự tiện xông vào bấm chuông nhà một người nông dân để hỏi đường về London, nhờ gọi taxi, và còn đòi vào bếp nhà người ta để xin nước uống. Ngay sau đó xe cảnh sát đã đến và bắt cả ba người về đồn, giam một đêm chờ sĩ quan biên phòng đến lấy khẩu cung. Tiếp theo đó thì một người bị đưa ngay vào trại chờ ngày bay ngược về Việt Nam, một người được thả ra để hàng tuần đi ký, và một người được đưa về khách sạn bình dân, xếp lịch hẹn gặp cán bộ xã hộI và luật sư miễn phí để làm thủ tục ở lại. TạI sao số phận của họ lạI khác nhau đến như vậy? Đó là vì ngườI thứ nhất đã có sẵn tên trong hệ thống để trục xuất, người thứ hai mới lần đầu tiên vào đây, và người thứ ba do tính theo năm sinh thì chưa đủ 18 tuổi.
Nhưng cả ba người này đều giống nhau ở một điểm, là sớm hay muộn gì thì họ cũng đều bị đưa trở về Việt Nam và không có cơ hội gì để ở lại đi làm trả nợ số tiền đã vay để nộp cho đường dây. Bởi vì, khi được sĩ quan biên phòng thẩm vấn có ghi âm ghi hình (thực ra chỉ cần ghi lại biên bản cuộc thẩm vấn bằng văn bản có đương sự ký là đủ) họ đều nói lý do duy nhất sang Anh là “đi lao động” (job seeker), chứ không phải là “xin tị nạn” (asylum seeker). Nếu bạn ở trong tình trạng như một trong ba người nọ thì hãy lật luôn sang bìa cuối của tập sách này để lấy thông tin của tổ chức IOM chuyên giúp tiền vé máy bay miễn phí cho những ai muốn trở về nguyên quán, và còn cho thêm tiền để bắt đầu lại cuộc sống mới trên quê nhà.
Giải thích về qui trình xin và xét qui chế tị nạn đã được chúng tôi trình bày trong ấn bản dang được NgườiRơmUK phát hành vào đầu năm 2012. Quí vị có thể liên lạc với số máy 078540-920-023 để tìm đọc. Trân trọng cám ơn các mạnh thường quân đã tài trợ tài chính để ấn bản này sớm được hoàn thành. Từng phần nội dung cũng sẽ được đăng dần trên trang này.
Nếu tình cờ bạn đọc được văn bản này từ Việt Nam thì nên suy tính lại cho kỹ trước khi đem cả gia tài ra đóng cho đường dây, vì kinh tế Anh đang suy thoái, khó kiếm việc, và ngày càng có nhiều shop nail và nhà hàng bị kiểm tra.
Một buổi sáng an bình tại một ngôi làng nhỏ nằm cách London khoảng 100 dặm về hướng bắc. Có ba người đàn ông Việt Nam vừa nhảy khỏi xe tải sau chuyến vượt biên thành công từ Pháp sang. Sau 24 giờ đồng hồ đói và khát, phải tìm đường trong giá lạnh, họ đã mắc sai lầm ngay trong những giờ đầu tiên trên đất Anh, đó là tự tiện xông vào bấm chuông nhà một người nông dân để hỏi đường về London, nhờ gọi taxi, và còn đòi vào bếp nhà người ta để xin nước uống. Ngay sau đó xe cảnh sát đã đến và bắt cả ba người về đồn, giam một đêm chờ sĩ quan biên phòng đến lấy khẩu cung. Tiếp theo đó thì một người bị đưa ngay vào trại chờ ngày bay ngược về Việt Nam, một người được thả ra để hàng tuần đi ký, và một người được đưa về khách sạn bình dân, xếp lịch hẹn gặp cán bộ xã hộI và luật sư miễn phí để làm thủ tục ở lại. TạI sao số phận của họ lạI khác nhau đến như vậy? Đó là vì ngườI thứ nhất đã có sẵn tên trong hệ thống để trục xuất, người thứ hai mới lần đầu tiên vào đây, và người thứ ba do tính theo năm sinh thì chưa đủ 18 tuổi.
Nhưng cả ba người này đều giống nhau ở một điểm, là sớm hay muộn gì thì họ cũng đều bị đưa trở về Việt Nam và không có cơ hội gì để ở lại đi làm trả nợ số tiền đã vay để nộp cho đường dây. Bởi vì, khi được sĩ quan biên phòng thẩm vấn có ghi âm ghi hình (thực ra chỉ cần ghi lại biên bản cuộc thẩm vấn bằng văn bản có đương sự ký là đủ) họ đều nói lý do duy nhất sang Anh là “đi lao động” (job seeker), chứ không phải là “xin tị nạn” (asylum seeker). Nếu bạn ở trong tình trạng như một trong ba người nọ thì hãy lật luôn sang bìa cuối của tập sách này để lấy thông tin của tổ chức IOM chuyên giúp tiền vé máy bay miễn phí cho những ai muốn trở về nguyên quán, và còn cho thêm tiền để bắt đầu lại cuộc sống mới trên quê nhà.
Giải thích về qui trình xin và xét qui chế tị nạn đã được chúng tôi trình bày trong ấn bản dang được NgườiRơmUK phát hành vào đầu năm 2012. Quí vị có thể liên lạc với số máy 078540-920-023 để tìm đọc. Trân trọng cám ơn các mạnh thường quân đã tài trợ tài chính để ấn bản này sớm được hoàn thành. Từng phần nội dung cũng sẽ được đăng dần trên trang này.
Nếu tình cờ bạn đọc được văn bản này từ Việt Nam thì nên suy tính lại cho kỹ trước khi đem cả gia tài ra đóng cho đường dây, vì kinh tế Anh đang suy thoái, khó kiếm việc, và ngày càng có nhiều shop nail và nhà hàng bị kiểm tra.
Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011
Pha duong day dua nguoi
Báo Việt Nam đưa tin phá đường dây đưa người sang Pháp.
http://sggp.org.vn/phapluat/2011/12/276312/
Lãnh án vì đưa trẻ em ra nước ngoài trái phép
Thứ bảy, 17/12/2011, 02:19 (GMT+7)
(SGGP).- Ngày 16-12, TAND TPHCM đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Trần Văn Xuân (SN 1977, ngụ tỉnh Quảng Ninh) mức án 3 năm tù về tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”.
Bị cáo Xuân là một trong những thành viên nằm trong đường dây đưa trẻ em Trung Quốc vào Việt Nam, sau đó chuyển tiếp sang Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài - Tây Ninh rồi giao cho một đường dây khác để đưa tiếp các em sang Pháp.
Tổng cộng đường dây này đã vận chuyển 58 trẻ em ra nước ngoài trái phép. Khi đường dây bị triệt phá, 7 đồng bọn của Xuân bị bắt và đã bị TAND TPHCM xét xử sơ thẩm tuyên phạt từ 2 đến 6 năm tù. Riêng Xuân bỏ trốn, đến tháng 6-2011 mới bị bắt theo lệnh truy nã.
A. CHÂN
http://sggp.org.vn/phapluat/2011/12/276312/
Lãnh án vì đưa trẻ em ra nước ngoài trái phép
Thứ bảy, 17/12/2011, 02:19 (GMT+7)
(SGGP).- Ngày 16-12, TAND TPHCM đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Trần Văn Xuân (SN 1977, ngụ tỉnh Quảng Ninh) mức án 3 năm tù về tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”.
Bị cáo Xuân là một trong những thành viên nằm trong đường dây đưa trẻ em Trung Quốc vào Việt Nam, sau đó chuyển tiếp sang Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài - Tây Ninh rồi giao cho một đường dây khác để đưa tiếp các em sang Pháp.
Tổng cộng đường dây này đã vận chuyển 58 trẻ em ra nước ngoài trái phép. Khi đường dây bị triệt phá, 7 đồng bọn của Xuân bị bắt và đã bị TAND TPHCM xét xử sơ thẩm tuyên phạt từ 2 đến 6 năm tù. Riêng Xuân bỏ trốn, đến tháng 6-2011 mới bị bắt theo lệnh truy nã.
A. CHÂN
Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011
Tuyet thuc duoc cho quyen ti nan
Ba người tị nạn Iran bị từ chối sau 37 ngày tuyện thực trước văn phòng của UKBA Lunar House ở Croydon nay đã được cấp quyền tị nạn, theo tin từ báo địa phương.
Tờ báo đăng hình ba ông Keyvan 30 tuổi, Mehran 20 tuổi và Mahyar 17 tuổi, trước đó đến xin tị nạn với lý do là thành viên của tổ chức Làn sóng tiếng nói Xanh, lập ra sau cuộc biểu tình chống tổng thống Ahmedinejad, và bị cảnh sát bắt giam, tra tấn và hãm hiếp.
Họ đã trốn khỏi nhà tù, sang Thổ Nhĩ Kỳ, trốn trong xe công-ten-nơ 17 ngày để vào Anh, nhưng cuối cùng luật sư do Bộ nội vụ cử ra làm việc cho họ không cung cấp đủ bằng chứng về thương tích cho tòa di trú.
Khi bị bác đơn họ đã dựng lều và tuyệt thực trước cửa tòa nhà Lunar House ở Croydon phía nam London, nơi thường được coi là trung tâm giải quyết các hồ sơ tị nạn trên toàn nước Anh.
Đến ngày thứ 37 thì luật sư Hani Zubeidi, lãnh đạo văn phòng luật Fadiga&Co quan tâm đến họ và can thiệp.
"Một người có vết thương lớn ở sau lưng vậy mà chưa bao giờ được đưa ra cho quan tòa di trú xem".
Sau khi tờ báo Advertiser đưa tin, nghị sĩ của Croydon Gavin Barwell cũng can thiệp và nhắc đến các vết thương trên người là bằng chứng rõ nhất đã bị bộ nội vụ bỏ qua khi xét đơn tị nạn của họ.
Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011
Nguy co tu loi khai ti nan
Người xin tị nạn sau khi bị bắt trong lúc đang làm việc thường khai là được chủ tiệm nail hay nhà hàng đó cho ăn và cho chỗ ở.
Thế nhưng kiểu khai đó thường kéo theo một trách nhiệm pháp lý cho người chủ nọ, như trường hợp một người Ấn Độ có quán take-away ở Cumbria mà tờ News&Star vừa chạy tin.
Người chủ Khandaker Mohammad Wahiduzzaman bị nêu tên tuổi và đăng ảnh lên báo sau khi tòa Carlisle Crown Court phán quyết ông phải ngồi tù 23 tháng sau khi nhận là có thuê người rơm làm việc.
Theo tin, ông Wahiduzzaman năm nay 50 tuổi, sống ở Fell View, Moresby Parks, Whitehaven, còn tiệm ăn Anamika Tandoori của ông thì ở Cleator Moor.
Hồi tháng Ba khi người của UKBA đến kiểm tra hai lần thì ông ta đang thuê 3 người Bangladesh không có giấy tờ cư trú ở Anh.
Trước đó, vào tháng Bảy 2010 ông ta từng bị UKBA phạt 12.500 bảng cũng về tội thuê người rơm làm việc.
Các cơ quan UKBA ở khắp nơi đang có chiến dịch truy bắt và phạt nặng những cơ sở thuê mướn người rơm, và với các bằng chứng như điều kiện chỗ ở không đủ tiêu chuẩn, người rơm khai là không được trả lương và chỉ cho ăn, thì họ có thể đưa vụ việc sang cảnh sát, khởi tố ra tòa và bỏ tù người chủ.
Báo cáo thành tích trong vụ này, sĩ quan điều tra của UKBA North-West Immigration Crime Team Dave Stalker nói: "Đây là ví dụ về một người coi thường luật pháp, kiếm tiền bằng cách thuê người rơm mà trả lương rất ít hoặc không trả lương, cho ăn ở trong điều kiện tồi tệ".
"Wahiduzzman kiếm tiền bằng cách lợi dụng nhân viên và trốn thuế, trốn đóng bảo hiểm xã hội (NI) mà những người lao động hợp pháp khác bắt buộc phải trả. Vấn đề này được chúng tôi xử lý triệt để và hợp tác với cảnh sát để đối phó hiệu quả với tình trạng này."
Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011
Bat tiem nail VN
Hai tiệm nail của người Việt ở Glasgow vừa bị UKBA ập vào kiểm tra vào sáng nay, và tin ban đầu cho biết có tổng cộng 9 người rơm VN bị đưa vào trại.
Tin ban đầu xác nhận đây là hai tiệm nail dù nằm cách nhau 6miles nhưng là của cùng một gia đình, một do chồng đứng tên và một do vợ đứng tên.
Theo tin tức mới nhất được CTV của NgườiRơmUK ở phía Bắc nước Anh báo về thì hiện có 3 người lao động trái phép được tạm tha ra khỏi trại.
Thời gian qua, các văn phòng UKBA ở miền trung và miền bắc UK tăng cường kiểm tra hệ thống tiệm nail của người Việt, trong chiến dịch các văn phòng UKBA ở các nơi tập trung kiểm tra các điểm thường bị coi là có nhiều người rơm từ đủ mọi nước làm việc.
Khi bị bắt vào trại, một trong số những cách mà bạn có thể bail ra là yêu cầu được xin tị nạn (asylum claim).
Sách hướng dẫn về thủ tục xin tị nạn đang được NgườiRơmUK gấp rút hoàn tất, nhờ được một số mạnh thường quân giúp đỡ về tài chính.
Để biết cách sử dụng quyền lợi của mình để biến việc bị bắt giữ thành cơ hội hợp pháp hóa giấy tờ thì bạn nên tìm hiểu hệ thống luật lệ và thủ tục xét cấp tị nạn từ trước.
Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)