Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2009

UK Border Agency

UK Border Agency chuyển về Liverpool

Cục biên phòng Anh đang chuyển trụ sở về Liverpool và tuyển 1.000 nhân viên địa phương. Nhiều chỗ làm việc ở London sẽ được chuyển về tòa nhà Capital Building ở Liverpool, cũng chính là khu trung tâm văn phòng ở đây. Điều đó có thể giải thích tại sao trong thời gian qua có thêm nhiều vụ khám xét, truy lùng và bắt giữ người rơm ở Liverpool và Birmingham. Mới đây, đài truyền hình Sky1 thông báo sẽ tiếp tục quay thêm 10 chương trình UK Border, nối tiếp loạt chương trình đi theo UK Border Agency để quan sát những sự vụ xảy ra ở biên giới nước Anh.

http://www.propertyweek.com/story.asp?sectioncode=36&storycode=3143079&c=1

Lay van tay sinh vien

Lấy vân tay đề phòng sinh viên thành người rơm
Hàng nghìn sinh viên ở London đang bị yêu cầu phải cho dấu vân tay trước khi vào lớp, được coi là biện pháp để loại trừ nạn di dân bất hợp pháp. Theo tin trên tờ London Lite chiều thứ Năm 18.6.2009 thì trường LSOC đã lắp đặt và vận hành một hệ thống lấy vân tay để ghi nhận giờ lên lớp của các sinh viên nước ngoài, và dọa sẽ báo danh sách những ai vắng mặt cho Home Office. Làm hồ sơ du học rồi sang Anh bỏ học đi làm, sau đó ở lại bất hợp pháp là một trong số những phương pháp phổ biến của người rơm ở Anh. Nhưng sinh viên nước ngoài cũng là nguồn thu nhập quan trọng không chỉ cho các trường đại học ở Anh mà còn cả nền kinh tế Anh nữa, với doanh thu trên 8 tỷ bảng mỗi năm.

Chui nham xe quan su

Chui nhầm xe quân sự
Một người rơm Afghanistan đã làm náo loạn cả doanh trại quân đội Anh ở Sandhurst vì tín hiệu báo động khẩn cấp vào giữa đêm hồi cuối tháng Sáu vừa qua. Hóa ra anh chàng này cũng chui xe tải ở Calais để vào Anh như nhiều người rơm khác, trót lọt ngồi vào toilet một chiếc xe buýt chuyên dùng để chở binh sĩ Anh. Có lẽ vậy mà đoạn đường tiếp theo trót lọt, không bị biên phòng phát hiện. Nhưng đến khi vào cổng doanh trại ở Camberley, vùng Surrey, phía nam London, cũng không bị cảnh vệ phát hiện luôn. Cho đến khi nửa đêm bò ra thì tất cả đều hoảng loạn vì tưởng là có một kẻ đánh bom cảm tử, nhận nhiệm vụ của Taleban, trốn từ Afghanistan sang tận Anh để thực hiện nhiệm vụ. Vụ này khiến tất cả tướng lãnh quân đội Anh hoảng hồn, vì nếu anh người rơm nọ chui lọt được thì Taleban hay al-Qaeda cũng có thể thực hiện thành công một vụ đánh bom tự sát như ngay trên đất Afghanistan hay Iraq vậy. Tổng tư lệnh quân đội, tướng Sir Richard Dannatt yêu cầu phải mở cuộc điều tra khẩn cấp.

Quoc tich gia

Coi chừng hộ chiếu giả
Ngày 19.6.2009 báo Metro đưa tin về một vụ lừa đảo qui mô không thể ngờ. Anh chàng Li Xiang 29 tuổi đã thu 20.000 bảng cho mỗi bộ hồ sơ làm quốc tịch của Người Rơm để cấp cho họ hộ chiếu giả. Sự vụ đã bị điều tra và đưa ra tòa ở Stratford, phía Đông London, và tiếp theo đó là Southwark Crown Court. Khoảng 20 người ngây thơ đã tin tưởng đưa tiền, và đến dự buổi lễ vào quốc tịch giả mạo, được tổ chức ở Central Methodist Hall ở ngay khu trung tâm Westminster vào tháng Mười Hai năm 2007. Li Xiang đã làm giả toàn bộ buổi lễ, từ viên chức cho đến cả một người giả làm bộ trưởng bộ nội vụ Anh đến chứng kiến. Trả 20.000 bảng và nhận được quyển hộ chiếu giả cho nên lẽ hiển nhiên là những người rơm tội nghiệp đó đã bị bắt ngay tại cửa khẩu biên giới và cảnh sát điều tra phanh phui ra toàn bộ vụ việc. Người rơm chúng ta cần phải cẩn thận trước các dịch vụ giấy tờ để khỏi tiền mất tật mang.

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2009

Di tu vi dung ho chieu gia

http://www.ealinggazette.co.uk/ealing-news/local-ealing-news/2009/06/17/identity-theft-immigrant-jailed-64767-23903246/

Cac ban dich giup bai nay nua nhe

Mới đây, một di dân bất hợp pháp bị bắt ở Southall và giam trên hai năm vì tội ăn cắp danh tích của một người đàn ông rồi sống giả mạo dưới tên người này suốt cả chục năm liền. Đó là một công dân gốc Ấn Độ, tên là Sukhjiwan Singh Burham, sống trên đường Erica Close, Slough, bị UK Border Agency bắt giữ trong một vụ tầm nã vào một công ty chế biến thức ăn ở Souhall vào ngày 2 tháng Tư năm 2009 vừa qua.

Người này nhận mình là công dân Anh, có tên là Avtar Singh, và trong lúc khám xét nhà thì cảnh sát cũng tìm thấy một tờ đăng ký kết hôn và một bằng lái xe với tên này. Tuy nhiên, cảnh sát cũng lại tìm thấy những bức thư và các loại giấy tờ khác với tên thật của anh ta. Sau khi kiểm tra thì UK Border Agency phát hiện thấy nhân vật Avtar Singh thật đúng là công dân Anh, nhưng lại đang sống ở Canada. Cho nên anh chàng này được chuyển cho giới chức ở British High Commussion thẩm vấn để xác nhận tên tuổi thật. Sau đó anh ta đã nhận mình đã vượt biên vào Anh hồi năm 1996 rồi trả 3.000 bảng để mua một quyển hộ chiếu Anh.

Anh ta đã dùng quyển hộ chiếu giả đó để đem vợ mình vào, cưới cô này ở Ấn Độ năm 2003, và có ba con với cô ta. Khi ra tòa ở Reading anh ta đã nhận tội gian lận và nhiều tội danh khác liên quan đến nhập cư, cho nên sẽ phải ngồi tù hai năm rưỡi, và sau đó tự động bị trục xuất. Vợ và con của anh ta đang chờ bị đưa về nước.

Bat nguoi o nha hang

http://www.southwalesguardian.co.uk/news/4440828.Immigration_officers_raid_restaurants/
Ba nhà hàng châu Á ở vùng miền nam xứ Wales bị phạt sau cuộc kiểm tra của Cục biên phòng phát hiện thấy có người lao động bất hợp pháp, theo tin trên tờ South Wales Guardian.

Ba chủ nhà hàng ở Ammanford, Llandybie và Ystalyfera sẽ bị phạt tính trên mỗi nhân viên bất hợp pháp là 10.000 bảng Anh trừ khi chứng minh được là trước khi nhận việc đã kiểm tra giấy tờ đầy đủ đối với những người này. Nhà hàng Shezan ở College Street, Ammanford thuê một thanh niên Bangladesh 31 tuổi, làm bồi bàn, đã ở lại Anh làm việc sau khi hết hạn visa. Nhà hàng China Wok ở Church Street, Llandybie thuê hai phụ bếp bất hợp pháp, là một phụ nữ Trung Quốc 47 tuổi và một người đàn ông Bangladesh 50 tuổi. Ba người này chờ đến ngày được cấp giấy thông hành là sẽ ngay lập tức bị trục xuất về nước.

Ở nhà hàng thứ ba là Ming Kee Takeaway ở Wern Road, Ystalyfera thì có đến bốn nhân viên đều là lao động bất hợp pháp. Một thanh niên Malaysia 33 tuổi cùng một cô gái Malaysia 24 tuổi trốn ở lại sau ngày hết hạn visa. Một thanh niên Trung Quốc 26 tuổi mới vượt biên bất hợp pháp vào Anh và một người đàn ông Trung Quốc 38 tuổi xin tị nạn bị bác nhưng không rời nước Anh. Phát ngôn nhân cho cục biên giới nói người đàn ông Malaysia bị giam trong trại dành cho dân nhập cư còn ba người còn lại cũng sẽ bị trục xuất ngay khi làm xong hộ chiếu cho họ. Nhà hàng cũng đóng cửa chiều hôm đó vì không còn nhân viên nào làm việc.

Jane Farleigh, giám đốc vùng của UK Border Agency ở vùng Wales and South West nói họ thực hiện vụ kiểm tra và bắt giữ sau khi nhận được tin báo về người lao động bất hợp pháp.

BBT: Trong vài tháng qua số vụ kiểm tra và bắt giữ Người Rơm ngày càng nhiều, cho thấy chính sách quyết liệt của cơ quan UK Border Agency mà chúng tôi đã giới thiệu trong các số báo trước. Có thể thấy họ phải làm như vậy để nộp báo cáo đẹp về mình trước kỳ bầu cử quốc hội và thay đổi chính phủ vào năm sau, đồng thời cũng để giải trình về hoạt động của mình sau ngay thay đổi cơ cấu tổ chức. Một trong số các qui luật có thể rút ra là họ thường chỉ kiểm tra những cơ sở nào trước đó từng ghé thăm, hoặc khi nhận được tin báo, thư phản ảnh từ địa phương. Do đó khả năng bị kiểm tra thường không cao và quan trọng nhất là chúng ta phải chuẩn bị trước tinh thần để đối phó nếu gặp tình huống đó. Người chủ phải chuẩn bị giải trình là đã kiểm tra giấy tờ nhân viên, còn nhân viên nếu không có hộ chiếu trong người thì thường sẽ được nhân viên biên phòng thả ra ngay sau đó nếu có lời khai hợp lệ. Khoản tiền phạt 10.000 bảng Anh trên mỗi nhân viên bất hợp pháp cũng có thể được người kiểm tra miễn và chỉ cảnh cáo nếu chủ lao động hợp tác tốt và chỉ mới vi phạm lần đầu.

Frontex

Frontex: Cơ quan trục xuất hàng loạt Người Rơm Việt Nam

Đầu tháng Sáu vừa qua, khoảng 100 Người Rơm Việt Nam ở Đức và Ba Lan bị trục xuất cùng lúc về nước. Đây là diễn biến đặc biệt đáng chú ý vì đây là vụ trục xuất hàng loạt đầu tiên, dễ tạo tiền lệ cho một chiến dịch trục xuất rất nhiều người Việt về nước.


Người tổ chức và thực hiện chiến dịch này chính là Frontex, một cơ quan mới được thành lập vào tháng Mười năm 2005. Đó là một tổ chức có nhiệm vụ phòng vệ biên giới Liên hiệp châu Âu, đặt trụ sở ở Warszawa, Ba Lan, nhưng hoạt động khắp biên giới các nước, đặc biệt là các nước phía nam châu Âu như Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha, nơi đang có làn sóng người nhập cư bất hợp pháp từ Bắc Phi đổ vào. Về mặt tổ chức, họ liên kết với bộ nội vụ các nước EU, Interpol và A18 của bộ công an Việt Nam. Trang mạng của Frontex có địa chỉ Internet là www.frontex.europa.eu. Ngoài quyền lực hoạt động, Frontex cũng được tăng dần ngân sách, từ 6,2 triệu euro vào năm 2005 lên thành 19,2 triệu euro trong năm 2006 và tiếp theo là 22,2 triệu euro trong năm 2007 chưa kể 13 triệu tiền dự trữ. Hiện cơ quan này có thể sử dụng 20 máy bay, 30 trực thăng và khoảng 100 tàu chiến để giúp tuần tra biên giới, dưới quyền điều động của giám đốc điều hành Ilkka Laitinen.

Trên thực tế, hoạt động của Frontex chủ yếu mang tính phối hợp giữa các cư quan biên phòng của các nước, mà một trong những vai trò quan trọng là huấn luyện cho biên phòng các nước yếu kém và nghiên cứu triển khai các hệ thống phòng vệ và theo dõi biên giới hiện đại. Nhìn vào cơ cấu tổ chức thì trung tâm xử lý tình hình biên giới hay các nhóm đặc nhiệm chỉ là một phần rất nhỏ của cơ quan. Giới bình luận nói rằng do tiêu chí hoạt động không rõ ràng, lại đặt trụ sở ở Warszawa cho nên thời gian đầu Frontex không tìm được đủ số lượng nhân viên cần thiết. Nay thì có vẻ khá nhiều người Ba Lan nằm trong số 200 nhân viên hoạt động của Frontex. Hoạt động của Frontex hiện không được dư luận ủng hộ. Hàng trăm công dân châu Âu mà chủ yếu là người Đức đã kéo về sân bay Schoenefeld ở Berlin để biểu tình phản đối vụ trục xuất 100 người rơm về Việt Nam. Hàng chục người khác mà đa số là Ba Lan đã kéo về trụ sở của Frontex ở Warszawa để biểu tình phản đối sự hiện diện của cơ quan này. Việc Frontex và biên phòng Ba Lan hợp tác với cơ quan A18 của bộ công an Việt Nam cũng nhiều lần bị báo chí Ba Lan và châu Âu lên tiếng.

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2009

Bat nguoi o tiem Nail

Bản tin của Cục biên giới UK, thuộc bộ nội vụ Anh mới chạy tin về một vụ bắt Người Rơm trong tiệm nail. Bản tin ra ngày 5.6.2009 cho biết đã bắt hai người đàn ông sau khi cho đội đặc nhiệm đến kiểm tra tiệm nail ở Aldershot. Bản tin cho biết họ nhận được tin báo, và đến tiệm móng tay của người Việt có tên là New York Nails, ở Low Walk, khu Wellington Centre, vào sáng thứ Năm 28.5.2009. Họ đã hỏi những người có mặt bên trong, rồi kiểm tra giấy tờ xem những người đó có quyền lao động hay không.

Đội đặc nhiệm phát hiện thấy ba công dân Việt Nam, một phụ nữ 25 tuổi và hai đàn ông lần lượt 31 và 37 tuổi, đang làm việc trái phép. Cả ba người trước đây đều từng xin tị nạn và bị bác đơn. Hai người đàn ông bị giam, còn người phụ nữ được thả theo điều kiện trình diện. Cả ba người đều có nguy cơ bị trục xuất về nước. Chủ tiệm nail nhận thư cảnh cáo nếu họ tiếp tục nhận nhân viên không qua kiểm tra quyền lao động thì sẽ bị phạt 30.000 bảng.

Gareth Redmond là giám đốc phụ trách vùng Tây London và Đông Nam nước Anh của Cục biên giới nói: "Các lực lượng của chúng tôi phối hợp chặt với chính quyền địa phương, cảnh sát và các cơ quan khác để truy lùng các chủ lao động thuê công nhân bất hợp pháp. Chúng tôi hiện có quyền phạt nặng những cơ sở nào không thực hiện đúng luật - 10.000 bảng trên mỗi nhân viên bất hợp pháp."

BBT: